Menu

CLS nôn nghén khi mang thai

Chứng nôn nghén

“Các cơn buồn nôn của tôi sẽ hết chứ?”

Bà L., mang thai được 2 tháng:

– Tôi sẵn sàng cho các cơn nôn nghén trong thời kỳ mang thai của tôi nhưng không nghĩ đến mức như vậy! Tôi đã không nhớ được tên bệnh lý mà bác sỹ đã nói!

– Đó là chứng nôn nghén.

– Nó sẽ kéo dài suốt thời kỳ mang thai của tôi phải không? Tôi không chịu được nữa!

– Không, nói chung chứng nôn nghén sẽ hết vào cuối 3 tháng đầu của thai kỳ.

Chứng nôn nghén là một biến chứng hiếm gặp của thời kỳ mang thai – các cơn buồn nôn không kiểm soát được xảy ra trong 3 tháng đầu tiên. Thường thì chúng sẽ hết vào tháng thứ 4.

CƠ CHẾ

  • Cơ chế của chứng nôn nghén vẫn chưa được xác định rõ, nhưng các cơn nôn không kiểm soát được thường đi kèm với một số thay đổi về hóc môn. Trong đó, thường thấy là tăng năng tuyến giáp tạm thời và tỷ lệ hCG cao. Cũng có thể, sự nhạy cảm với hóc môn hCG lớn hơn ở dạ dày, thúc đẩy sự đào thải.
  • Một số yếu tố có vẻ tăng nguy cơ chứng nôn nghén: tiền sử về rối loạn đường ruột, tiểu đường, hen suyễn và mang đa thai.
  • Các vấn đề tâm lý dường như là hậu quả hơn là nguyên nhân của chứng nôn nghén.

BIẾN CHỨNG

Người mẹ

Tăng cân không đủ

Chứng nôn nghén có thể dẫn đến tăng cân không đủ ở người mẹ trong thời kỳ mang thai.

  • Khi tăng cân dưới 7kg, nguy cơ sinh non gia tăng, giống như nguy cơ có chỉ số Apgar giảm.
  • Khi tăng cân ở người mẹ là 7kg trở lên, không có biến chứng nào được ghi nhận.

Sút cân

  • Chứng nôn nghén có thể là nguyên nhân sút cân ở người mẹ (trên 5% so với cân nặng trước khi mang thai) kèm theo hoặc không tình trạng mất nước với sự mất cân bằng điện phân.
  • Hạ kali máu gây nguy cơ dẫn đến suy cơ, các rối loạn về tim mạch, bệnh co cứng cơ. Nó đi kèm với tăng khả năng sinh non.
  • Việc tăng creatinine là một yếu tố tăng cường việc thúc đẩy sinh.
  • Chứng nôn nghén đôi khi cũng làm tiêu tế bào gan.

Chỉ số Apgar: chỉ số này phản ánh tình trạng chung của trẻ được đo từ 1 đến 5 phút sau khi sinh.

Các biến chứng khác

  • Các biến chứng khác của chứng nôn nghén, liên quan đến đặc tính cơ học của các cơn nôn, có thể nghiêm trọng cho người mẹ: rách thực quản, xâm nhập khí vào trung thất, xuất huyết võng mạc.
  • Bệnh não Wernicke, do thiếu hụt vitamin B1 (thiamin), có thể gây tử vong hoặc dẫn đến các di chứng về thần kinh.

Thai nhi

Trong trường hợp chứng nôn nghén, đứa trẻ sinh ra có cân nặng khi sinh nhỏ hơn.

ĐIỀU TRỊ

  • Các thuốc chống nôn được sử dụng là metoclopramide, domperidone và doxylamine. Các thuốc này được sử dụng ngoài hướng dẫn. Cơ quan Y tế cao cấp (HAS) cũng đã nhấn mạnh tính hiệu quả của gừng và phép châm cứu trong điều trị nôn.
  • Trong trường hợp không hiệu quả, các phương pháp điều trị khác được khuyên dùng: mirtazapine, các chất chống H1 (promethazine, meclozine), các thuốc an thần kinh (levomepromazine, chlorpromazine) hoặc một liệu pháp điều trị corticoid.
  • Chứng nôn nghén buộc phải nhập viện trong trường hợp mất nước và ketone niệu.
  • Kiểm tra bạn
  • Đýng hay sai? Thuốc doxylamine có thể được sử dụng trong điều trị chứng nôn nghén. Đáp án: Đúng. Thuốc được sử dụng ngoài hướng dẫn trong chỉ định này.

TƯ VẤN

Để hạn chế các cơn buồn nôn và nôn trong thời kỳ mang thai, trong trường hợp có chứng nôn nghén hay không:

– Chia nhỏ các bữa ăn: dùng số lượng ít hơn trong các bữa ăn và dự phòng các bữa ăn nhẹ;

– Ưu tiên đường chậm, trong đó tinh bột giàu vitamin B6 (gạo lứt);

– Tránh tối đa các mùi khó chịu;

– Ăn sáng ngay sau khi thức dậy để tránh hạ đường huyết vào buổi sáng;

– Uống nước thường xuyên.

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.