Menu

CLS rối loạn tiêu hóa ở PNCT

RỐI LOẠN TIÊU HÓA

Dịch: ThS. Nguyễn Duy Hưng

Nguồn: Le Moniteur des Pharmacies Formation. Cahier 2 du n2959 du 1e décembre 2012.

 

DÙNG DONORMYL CHỮA BUỒN NÔN?

Cô U, mang thai tháng thứ 1:

  • Tôi bị buồn nôn mấy hôm nay. Một người bạn của tôi nói rằng cô ấy đã dùng Donormyl khi mang thai, tuy nhiên chỉ định của thuốc lại là mất ngủ!
  • Đúng vậy. Thuốc này cũng có tác dụng chống buồn nôn.
  • Tuy nhiên nếu tôi dùng thì tôi sẽ buồn ngủ vào ban ngày!
  • Nếu tác dụng gây buồn ngủ quá mạnh, chị có thể thử biện pháp châm cứu.

 

Thông tin quan trọng:

  • Buồn nôn: Nếu các biện pháp dinh dưỡng thất bại, có thể dùng doxylamine hoặc châm cứu.
  • Nóng rát dạ dày: Ưu tiên dùng muối magie và các alginate. Các thuốc chẹn proton có thể dùng trong trường hợp điều trị thất bại hoặc điều trị các triệu chứng thường gặp.
  • Táo bón: Ưu tiên dùng thuốc nhuận tràng làm tăng khối lượng phân hoặc thuốc nhuận tràng thẩm thấu.
  • Tiêu chảy: Có thể dùng loperamid hoặc các thuốc có thành phần từ đất sét tự nhiên.

 

BUỒN NÔN

  • Buồn nôn thường xuất hiện ở phụ nữ có thai thường bắt đầu từ tháng đầu tiên và kéo dài đến tận cuối tháng thứ 3, đạt cường độ mạnh nhất vào khoảng tháng thứ 2.
  • Buồn nôn có thể xuất hiện vào bất cứ lúc nào trong ngày. Có thể dẫn đến nôn và tăng tiết nước bọt.
  • Buồn nôn ở phụ nữ có thai thường lành tính.

Sinh lý bệnh

  • Nguồn gốc gây buồn nôn vẫn chưa được biết rõ. Nó là nguyên nhân của việc kích thích quá mức trung tâm gây nôn ở hành tủy. Việc tăng nồng độ hCG trong thời gian 3 tháng đầu có thể là nguyên nhân gây buồn nôn. Sự rối loạn chuyển hóa estrogen ở gan cũng có thể có liên quan.
  • Nguy cơ buồn nôn tăng ở những phụ nữ dễ bị buồn nôn và nôn trước khi mang thai và ở những người hay lo âu.

Các trường hợp cần khám bác sỹ

Cần đi khám bác sỹ nếu:

  • Vẫn buồn nôn kể từ tháng thứ 4 của thai kỳ
  • Nôn không cưỡng lại được gây thay đổi trạng thái cơ thể
  • Sụt cân
  • Dấu hiệu mất nước (da khô, khát nước, nhịp tim nhanh …)
  • Sốt, nhức đầu, tiêu chảy …

Biện pháp điều trị

Biện pháp không dùng thuốc

  • Tránh ăn quá no, quá nhiều dầu mỡ hoặc gia vị. Không đi ngủ ngay sau khi ăn.
  • Chia nhỏ các bữa, ăn những gì muốn ăn, ưu tiên các đường hấp thu chậm, các sản phẩm từ sữa, hoa quả, rau …
  • Tránh các mùi gây khó chịu
  • Ăn bữa sáng trước khi dậy, ăn chậm và tránh các loại đường hấp thu nhanh do chúng kích thích tiết insulin dẫn đến hạ đường huyết.
  • Uống nước thường xuyên, từng ngụm nhỏ và ngoài bữa ăn.
  • Mệt mỏi làm tăng nguy cơ buồn nôn.
  • Châm cứu ở điểm P6 (nằm ở mặt trong của cánh tay, nằm phía dưới cổ tay 3 đốt ngón tay) cũng có tác dụng chống nôn.

Biện pháp dùng thuốc

  • Trung tâm thông tin về các yếu tố đột biến phôi (Le Centre de référence sur les agents tératogènes – CRAT) khuyến cáo dùng doxylamine như là liệu pháp đầu tay do đã có những đánh giá tốt trên phụ nữ có thai, đặc biệt là tại Canada nơi mà chỉ định chống nôn của thuốc được phê duyệt. Liều dùng khuyến cáo là 20mg vào buổi tối trước khi đi ngủ và  10 mg vào buổi sáng và chiều nếu cần.
  • Tại Pháp, doxylamine không được phê duyệt với chỉ định chống buồn nôn và nôn. Chỉ định được phê duyệt của thuốc là “mất ngủ không thường xuyên ở người lớn” (Donormyl, Noctyl …). Thuốc có tác dụng không mong muốn giống các thuốc kháng H1 (an thần, táo bón, khô miệng, bí tiểu …)
  • Do chưa có đủ dữ liệu an toàn, tránh dùng dimenhydrinate (Mercalm, Nausicalm …) và diphenhydramine (Nautamine)
  • Cơ quan quản lý sức khỏe tối cao (La haute autorité de santé – HAS) khuyến cáo dùng gừng vào năm 2005. Ủy ban châu Âu về thuốc cho rằng dùng 500mg gừng 3 lần/ngày trong 3-5 ngày có hiệu quả tuy nhiên Ủy ban khuyến cáo không nên dùng trên phụ nữ có thai do thiếu dữ liệu an toàn (trên động vật, đã quan sát thấy hội chứng androgen)
  • Có thể dùng metopimazin (Vogalib) để chống nôn.
  • TRUNG TÂM THÔNG TIN VỀ CÁC YÊU TỐ ĐỘT BIẾN PHÔI (CRAT)

    • CRAT cung cấp cho nhân viên y tế nguy cơ gây đột biến phôi hoặc gây độc thai nhi của thuốc cũng như các tác nhân khác (phóng xạ, virus …)
    • CRAT giải đáp cho nhân viên y tế về chiến lược điều trị ở phụ nữ có thai và cho con bú
    • Trang web của trung tâm (www.lecrat.org) cho phép tìm kiếm theo tên thuốc, tên phân tử hoặc phân nhóm điều trị)

     

    TẠI PHÒNG KHÁM

    • Trong trường hợp nôn, nếu doxylamine không có tác dụng, CRAT khuyến cáo nên sử dụng metoclopramide (Primpéran). Nếu vẫn không hiệu quả, có thể dùng metopimazin (Vogalène).
    • Trong trường hợp nôn không cưỡng lại được, có thể dùng clopromazin (Largactil) hoặc sulpirid (Dogmatil). Nếu không hiệu quả, có thể dùng ondansetron (Zophren) nhưng vẫn chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá hiệu quả của thuốc.

    NÓNG RÁT DẠ DÀY

    Tần suất xuất hiện nóng rát dạ dày tăng lên trong thời gian mang thai. Điều này xuất hiện ở 8/10 phụ nữ có thai ở 3 tháng cuối của thai kỳ.

    Sinh lý bệnh

    Tăng áp lực trong khoang bụng và giãn cơ vòng thực quản do hormone là nguyên nhân gây ra nóng rát dạ dày.

    Các trường hợp cần khám bác sỹ

    Cần đi khám bác sỹ nếu:

  • Khó nuốt
  • Sụt cân
  • Triệu chứng lặp đi lặp lại hoặc không điển hình
  • Biện pháp điều trị

    Biện pháp không dùng thuốc

  • Chia nhỏ bữa ăn
  • Tránh ăn đồ chua (nước cam, quýt, dấm), đồ cay (mù tạt …), chất béo, cũng như là café và sô cô la
  • Tránh đồ uống có ga và uống ngoài bữa ăn
  • Tránh cúi người về phái trước hoặc mang vác vật nặng
  • Nâng đầu giường lên một vài centimet
  • Mặc quần áo rộng để tránh tăng áp lực trong khoang bụng
  • Kiêng thuốc là và rượu
  • Biện pháp dùng thuốc
  • Đối với những triệu chứng tạm thời điển hình, có thể dùng những thuốc sau cho phụ nữ có thai:
    • Ưu tiên dùng muối magie kết hợp với calci carbonat hơn là muối nhôm (có thể gây độc trên thần kinh nếu dùng liều cao). Không nên lạm dụng các thuốc trên do có thể làm mất cân bằng muối khoáng.
    • Có thể dùng muối alginate với phụ nữ có thai.
  • Nếu các triệu chứng không cải thiện sau khi điều trị, có thể dùng omeprazole (Mopral pro, Omédiprol …) trong vòng 7 ngày.
  • Do omeprazol có tác dụng chậm (2-3 ngày), nên có thể dùng kèm một thuốc kháng acid vào ngày đầu tiên
  • Nếu cần một liệu pháp điều trị thay thế, ưu tiên dùng famotidine (Pepcidine) hơn là cimetidine (Stomédine, Tagamet).
  • TÁO BÓN
     

    Táo bón thường xuất hiện ở phụ nữ có thai: khó rặn và/hoặc giảm lượng phân (< 3/tuần). Phụ nữ bị táo bón mãn tính sẽ có những triệu chứng nặng hơn.

    Sinh lý bệnh

    Khi mang thai, sự tiết progesterone làm giảm nhu động ruột do ức chế các cơ trơn ống tiêu hóa. Áp lực từ tử cung lên bụng và sự tăng tái hấp thu nước cũng là nguyên nhân gây táo bón.

    Các trường hợp cần khám bác sỹ:

    Cần khám bác sỹ nếu:

  • Táo bón kéo dài hơn 15 ngày

  • Chảy máu trực tràng
  • Nôn mửa và ngừng đánh hơi (dấu hiệu tắc nghẽn đường tiêu hóa)
  • Tiêu chảy và táo bón xen kẽ
  • Đau bụng nhiều
  • Sốt, sụt cân
  • Dùng thuốc nhuận tràng không hiệu quả
  • Biện pháp điều trị
  • Biện pháp không dùng thuốc

    Các chế độ dinh dưỡng là căn bản của việc điều trị táo bón:

  • Nên ăn các đồ ăn kích thích nhu động ruột: ăn bánh mỳ đen với lượng tăng dần, rau sống hoặc chín, mận khô, sung, dầu olive, sữa, sữa chua.

  • Tránh các đồ ăn làm giảm nhu động ruột: lơ, cần tây, củ cải, actiso, thực phẩm giàu tinh bột (đậu lăng, các loại hạt khô), nước sốt thịt, thịt hun khói hoặc thịt thú rừng, cá hun khói, trứng rán, khoai tây, gạo, phô mai trắng hoặc phô mai xanh, chuối, mỡ động vật, khoai tây chiên.

  • Uống 1,5 đến 2 lit nước mỗi ngày, đặc biệt là nước giàu magie.Duy trì hoạt động thể lực phù hợp thường xuyên (bơi, tập thể dục nhẹ nhàng, đi bộ).D
  • ùng bữa vào một giờ cố định, trong không gian yên tĩnh và nhai kỹ.
  • Đại tiện hàng ngày vào một giờ cố định. Không nên nhịn.
  • Biện pháp dùng thuốc

     

    Có thể dùng thuốc nhuận tràng nhẹ, đặc biệt là loại có khả năng giữ ẩm mạnh:

  • Thuốc nhuận tràng làm tăng khối lượng phân: gôm Sterculia (Normacol), Ispaghul (Spagulax) hoặc psyllium (Transilane). Các thuốc loại này nên được dùng dần dần.

  • Thuốc nhuận tràng thẩm thấu: lactulose (Duphalac, Laxaron), lactilol (Importal), sorbitol (Sorbitol Delalande), macrogol (Forlax, Transipeg, Movicol).
  • Táo bón trực tràng:
  • Trong trường hợp khó rặn, nên dùng loại thuốc nhuận tràng tại chỗ: viên đặt glycerin, viên đặt Eductyl, thuốc thụt vi lượng có thành phần là sorbitol (Microlax).
  • Nên dùng các thuốc trên ngắt quãng để hạn chết kích thích trực tràng và không ngăn cản phản xạ mót rặn.
  • Nên tránh:
  • Các loại thuốc tẩy thảo mộc có thành phần là dẫn xuất của anthracen (thành phần từ cây bourdaine, cây boldo,cây cascara) có thể gây bí tiểu và kích thích đường tiêu hóa của thai nhi. Cũng không nên dùng natri docusate, bisacodyl và natri picosulfat.
  • Các loại thuốc nhuận tràng bôi trơn có thành phần là dầu parafin làm giảm hấp thu các vitamin tan trong dầu như A, D, E và K. Nên chỉ thỉnh thoảng sử dung.

  • KHÓ TIÊU

    Có thể xuất hiện chứng khó tiêu, đặc biệt là trong giai đoạn thứ 2 của quá trình mang thai.

    Sinh lý bệnh

    Các triệu chứng khó tiêu như đầy hơi và co thắt dạ dày là do tác động của tử cung khi mang thai lên các cơ quan nội tạng.

    Biện pháp điều trị

    Biện pháp không dùng thuốc

  • Ăn chậm và nhai kĩ

  • Trong trường hợp đầy hơi, tránh các đồ ăn có thể lên men (đậu trắng, cần tây, súp lơ, nho khô, chuối, nước táo …), tránh uống các đồ uống có gas và ăn kẹo cao su.
  • Biện pháp dùng thuốc
  • Có thể dùng phloroglucinol (Solispasm, Spasfon …) tuy nhiên có thể gặp phản ứng dị ứng nghiêm trọng và tác dụng của thuốc vẫn chưa được chứng minh rõ.
  • Có thể dùng các thuốc phủ dạ dày có thành phần là đất sét tự nhiên (Actapulgite, Smecta …) hoặc là dẫn xuất của silicon (Polysilane Upsa, Siligaz …).
  • Không nên dùng Polysilance Delalande do có chứa tinh dầu bạc hà cay và oxyd nhôm.
  • Các thuốc có thành phần carbon, thuốc lợi mật, thông mật (Oxyboldine, Digédryl …) và thuốc thảo dược chưa được nghiên cứu trên phụ nữ có thai.
  • BẠN NÊN TRẢ LỜI NHƯ THẾ NÀO?
    Cô Z, mang thai tháng thứ 5:

    • Tôi bị nhiễm viêm dạ dày từ con trai. Tôi cần phải uống gì để khỏi tiêu chảy?
    • Đáng buồn là, tất cả các thuốc chữa tiêu chảy đều chống chỉ định với phụ nữ có thai. Chị nên ăn nhiều tinh bột, thịt nạc, các loại phô mai chín, sữa chua. Nên tránh sữa, các loại rau trừ cà rốt nấu chín, các loại hoa quả trừ táo, chuối và việt quất.

    Đồng nghiệp của bạn đúng hay sai?

    Đúng và sai. Việc đưa ra lời khuyên về chế độ dinh dưỡng là đúng. Tuy nhiên, nếu trong trường hợp tiêu chảy cấp tính mà chưa có dấu hiệu nặng lên (sốt, nôn mửa liên tục, phân có mủ và/hoặc máu, lặp đi lặp lại nhiều lần, đang dùng kháng sinh …), có thể dùng loperamid một cách ngắt quãng. Cũng có thể dùng các thuốc phủ dạ dày có thành phần là đất sét tự nhiên (Smecta, Actapulgite)

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.