Menu

Cơ sở dữ liệu về tương kỵ thuốc STABILIS phiên bản tiếng Việt

Stabilis là một cơ sở dữ liệu (CSDL) chuyên về độ ổn định và tương hợp của các loại thuốc tiêm truyền. CSDL được biên soạn bằng một hệ ngôn ngữ quốc tế đã được dịch sang 29 ngôn ngữ khác nhau, trong đó có tiếng Việt. Dự án chuyển ngữ CSDL này từ tiếng Anh, Pháp sang tiếng Việt được điều phối thực hiện bởi Nhóm Nhịp cầu Dược lâm sàng, với sự tham gia của 4 giảng viên dược lâm sàng đến từ 4 trường đại học đào tạo dược, tiến hành trong 2 tháng gồm: TS.DS. Võ Thị Hà – ĐH Y Dược Huế, ThS.DS. Lê Bá Hải – ĐH Dược Hà Nội, ThS.DS. Nguyễn Thị Mai Hoàng, ĐH Y Dược Tp. HCM và ThS.DS. Nguyễn Thị Mai Loan – ĐH Y Dược Hải Phòng. Nhóm đã thực hiện trao đổi trực tiếp với các đồng nghiệp dược sĩ Pháp để bảo đảm tiến độ cũng như chất lượng của công tác chuyển ngữ.

Truy cập STABILIS online tại địa chỉ: http://www.stabilis.org/
Sau đó, người dùng lựa chọn ngôn ngữ Tiếng Việt bằng cách click chuột vào biểu tượng lá cờ đỏ sao vàng ở góc màn hình trên bên trái.

Hình 1. Chọn ngôn ngữ Tiếng Việt trên trang STABILIS

Cơ sở dữ liệu Stabilis bao gồm:
– “Danh sách các chất”: Trong đó mỗi chuyên luận thuốc bao gồm các thông tin sau :
– Tên thương mại ở các quốc gia
– Độ ổn định của dung dịch thuốc đơn độc
– Độ ổn định khi trộn lẫn
– Các yếu tố ảnh hưởng tới độ ổn định
– Thông tin liên quan đến tương kỵ
– Đường dùng
– Các tài liệu tham khảo liên quan.
                                         Hình 2. Các nội dung trên trang STABILIS

– “Danh sách tóm tắt”: chứa thông tin tóm tắt của các thuốc tiêm truyền:
– Phân loại đường dùng thuốc
– Độ ổn định trong các loại bao bì khác nhau (EVA, elastomere, etc.)
– Các yếu tố có thể ảnh hưởng tới độ ổn định thuốc (bao gồm nguyên liệu, nhiệt độ, ánh sáng ….etc.)

– “Tìm kiếm sự tương kỵ”: cho phép nhập các chất khác nhau để tra tương kỵ.

– “Bảng về tính tương kỵ”: cho phép tự lập lập một bảng có thể truy xuất được về tính tương kỵ của nhiều chất.

– Một bộ từ điển phiên giải ý nghĩa của bộ hình vẽ quy ước

– “Tài liệu tham khảo”: Thông tin trong tài liệu tham khảo gồm:
       Các thông tin gốc về độ ổn định của hoạt chất hoặc các hợp phần (bao gồm cả thông tin liên quan đến độ ổn định vật lý và hóa học)
       Các thông tin đến từ các hãng sản xuất dược phẩm
       Các thông tin đến từ một số cơ sở dữ liệu về thuốc như : Martindale, Vidal…

– “Các tác giả”: giới thiệu các tác giả tham gia xây dựng và chuyển ngữ STABILIS.

-“Hướng dẫn dành cho người dùng”: chứa các tài liệu hướng dẫn chi tiết cách sử dụng STABILIS để tra cứu thông tin tương kỵ.

-“Bản tin cập nhật”: chứa các bản tin cập nhật bằng tiếng Anh, một số mỗi 3 tháng.

Vấn đề trách nhiệm pháp lý
Thông tin cung cấp trong cơ sở dữ liệu này chỉ có tính chất tham khảo, không có giá trị pháp lý. Dữ liệu về độ ổn định của các chất trong các tài liệu tham khảo được xác định khi tiến hành thử nghiệm một biệt dược nhất định. Tuy nhiên, thành phần của 1 chế phẩm dược phẩm thường có khác biệt giữa các quốc gia khác nhau. Người tham khảo nên kiểm tra kỹ thông tin liên quan đến các thành phần của chế phẩm thuốc mà hiện họ đang quan tâm.

Đường dùng của thuốc là những đường dùng thường được khuyến cáo trên thế giới. Tuy nhiên, một số đường dùng có thể không được đăng ký chính thức ở một số quốc gia.
Độ ổn định của các dung dịch thuốc kháng khuẩn đường truyền tĩnh mạch sau pha chế phụ thuộc vào cách pha, môi trường pha và mức độ sạch-vô trùng của đơn vị pha chế thuốc.

Chất lượng thuốc về mặt vi sinh phụ thuộc vào điều kiện làm việc của nhân viên pha chế, cách thức pha và sự tuân thủ quy trình của người trực tiếp pha chế dịch truyền.
Theo quan điểm vi sinh học, chế phẩm thuốc sau pha chế nên được sử dụng ngay. Nếu không sử dụng ngay, các chế phẩm thuốc này cần được bảo quản đúng cách và trong khoảng thời gian ngắn hạn cho phép; thường không nên kéo dài quá 24 giờ ở 2-8 0 C, trừ khi chúng được kiểm soát độ ổn định và đánh giá mức độ kháng khuẩn.

Tuy việc chuyển ngữ sang tiếng Việt của CSDL STABILIS đã hoàn tất, nhưng cần tiến hành nghiên cứu đánh giá – so sánh sự tương thích của CSDL này với các nguồn thông tin tương kỵ khác tại Việt Nam như Dược thư Việt Nam cũng như yêu cầu thực hành trên lâm sàng. Trong thời gian sắp tới, Nhịp cầu Dược lâm sàng sẽ triển khai thực hiện đánh giá này.

TS.DS. Võ Thị Hà, Giảng viên DLS – ĐH Y Dược Huế

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.