Menu

Hướng dẫn chuyển đổi kháng sinh IV sang PO ở trẻ em

ANZPID-ASAP Hướng dẫn về thời gian điều trị kháng sinh và chuyển đổi kháng sinh đường tiêm sang đường uống ở trẻ em

Nhiễm khuẩn Thời gian  tối thiểu điều trị bằng kháng sinh đường tiêm Tiêu chí để chuyển đổi  sang kháng sinh đường uống  

Thời gian tối thiểu điều trị bằng kháng sinh

Ghi chú
Nhiễm khuẩn huyết và viêm nội tâm mạc    
Nhiễm khuẩn do màng não cầu 4-5 ngày [C-III] Không chuyển sang đường uống 4-5 ngày [C-III] Thời gian điều trị phù hợp cho nhiễm khuẩn huyết không biến chứng
Nhiễm khuẩn do phế cầu Thể Ẩn*: sốt trong 24h ?

Không sốt: 0 ngày [B-I]

Sốt: 1 ngày [C-IV]

 

 

 

Chỉ dùng đường uống

Không sốt, lâm sàng được cải thiện

 

 

7-10 ngày [C-IV]

7-10 ngày [C-IV]

 

 

Thể ẩn*: thường sốt, nhưng không có nhiễm khuẩn.

Nếu sốt kéo dài, lặp lại cấy máu, xem xét khám trọng tâm: chọc ống sống thắt lưng, X-quang ngực

Thể Không ẩn (nhiễm khuẩn huyết): 7-10 ngày [D-IV] Không chuyển đường uống 7-10 ngày [C-IV] Nếu liên quan đến viêm phổi, IV ban đầu cho đến khi cải thiện lâm sàng, tổng thời gian là 7-10 ngày
Nhiễm khuẩn do tụ cầu vàng 7-14 ngày [D-IV] Không chuyển đường uống MSSA: 7-14 ngày [D-IV]

MRSA: 14 ngày [D-IV]

Dài hơn nếu cấy máu vẫn dương tính hoặc có biến chứng [D-ý kiến chuyên gia]

 

Nếu liên quan đến viêm nội tâm mạc, tham khảo hướng dẫn điều trịviêm nội tâm mạc

Nếu liên quan viêm xương tủy/ viêm khớp do nhiễm khuẩn, thời gian IV có thể được rút ngắn xuống 4-7 ngày nếu cải thiện nhanh và không biến chứng, vẫn duy trì đường uống [C-III]

Nhiễm khuẩn do vi khuẩn Gram âm 10 ngày [C-III] Không chuyển đổi 10 ngày [C-III]

Vi khuẩn đặc hiệu

Trực khuẩn mủ xanh trong cấy ghép tế bào gốc tạo máu (HSCT): 14 ngày [D-IV]

Salmonella không gây thương hàn: 7 ngày

 

Nếu đa đề kháng, thời gian điều trị tính từ khi cấy máu âm tính lần đầu tiên.

Nếu liên quan đến Nhiễm trùng đường tiểu, thời gian dùng đường tiêm có thể rút ngắn xuống 5-7 ngày nếu không xuất hiện biến chứng và cải thiện nhanh [D-IV], vẫn duy trì đường uống [D- ý kiến chuyên gia].

Nhiễm khuẩn do đặt catheter (CVC) tĩnh mạch trung tâm 7 ngày [B-III]

 

 

Không chuyển qua đường uống

 

 

Thời gian điều trị có thể tăng thêm tùy thuộc vào chủng vi khuẩn (Tham khảo các guidline liên quan) Rút ông catheter tĩnh mạch nếu cấy máu dương tính sau 72h sử dụng kháng sinh thích hợp [B-III]. Không có loại vi khuẩn nào đặc biệt đòi hỏi phải rút ông catheter, trừ P. aeruginosaS. aureus vì thường khó để diệt triệt để theo một số nghiên cứu.
Chủng Staphylococci coagulase âm tính (CoNS) ở trẻ sơ sinh: 3-7  ngày  [C-IV]

 

Không chuyển qua đường uống
Viêm màng trong tim do vi khuẩn 4-6 tuần  tùy  cơ quan nhiễm khuẩn và sự lựa chọn khang sinh (trừ streptococci viridans nhạy cảm) Không chuyển đường uống Streptococci viridans

MIC ≤ 0,12 mg/L: 2 tuần 1hoặc 4 tuần2

    MIC > 0,12 mg/L: 4-6 tuần

 

1: Nếu sử dụng benzylpenicilin (hoặc ceftriaxone) + gentamicin

2: Nếu chỉ sử dụng benzylpenicilin (hoặc ceftriaxone)

S.aureus

MSSA không biến chứng: 4 tuần

MSSA có biến chứng hoặc MRSA: 6 tuần

Nhiễm khuẩn thần kinh trung ương
Viêm màng não do vi khuẩn 7-21 ngày tùy  cơ quan nhiễm khuẩn Không chuyển đường uống  [D-IV] N. meningitidis: 5-7 ngày [B-II]

H. influenzae: 7-10 ngày [C-II]

S.pneumoniae: 10-14 ngày [C-II]

Liên cầu nhóm B: 14-21 ngày [D-IV]

Gram âm bacilli: 21 ngày [D-IV]

L. monocytogenes: 21 ngày [D-IV]

Áp xe não và tích mủ dưới màng cứng 2-4 tuần [B-III] Cải thiện lâm sàng (hết sốt, tỉnh táo), CRP bình thường 6 tuần [C-III] Nếu có thể thì hút mủ [B-III], lý tưởng nhất là trước khi sử dụng kháng sinh. Thời gian điều trị có thể kéo dài hơn nếu không hút mủ [D- ý kiến chuyên gia].

Quyết định chuyển sang đường uống cần xem xét khả năng xuyên thấm vào hệ thần kinh trung ương của kháng sinh

Nhiễm trùng do đặt Shunt não thất – ổ bụng Không biến chứng: 10 ngày [C-III]

 

 

 

 

 

Không chuyển đường uống

 

 

 

 

Không biến chứng: Dùng đường tiêm trong 10 ngày  (kèm hoặc không kèm kháng sinh IV)

 

 

 

Rút shunt [C-III], kèm dẫn lưu dịch não tủy thay thế. Nếu là điều trị bảo tồn (conservation treatment) trong nhiễm trùng Staphylococci coagulase âm tính (CoNS), nên rút shunt nếu CSF không được vô khuẩn [D-ý kiến chuyên gia]
Có biến chứng: 21 ngày [C-III] Không chuyển đường uống Có biến chứng: Dùng đường tiêm trong 21 ngày (dùng  hoặc không dùng kháng sinh IV). Thời gian điều trị có thể dài hơn,  đến 7 ngày sau dẫn lưu dịch não tủy Có biến chứng: tràn dịch màng não đa ngăn,Viêm tâm thất, đa chủng  sinh vật, viêm phúc mạc trầm trọng hoặc duy trì vật liệu giả.

 

Nhiễm khuẩn đường hô hấp    
Viêm họng do liên cầu/ Viêm amidan 0 ngày [A-I] Ngay sau khi dung nạp được 10 ngày [A-I] Thời gian điều trị dựa vào kháng sinh sử dụng là penicillin.
Áp xe quanh hạnh nhân 1-2 ngày sau khi dẫn lưu mủ thành công Ngay sau khi dung nạp được 10 ngày [A-I]
Viêm tai giữa 0 ngày [A-I] Ngay sau khi dung nạp được 5 ngày nếu điều trị

Trẻ bị bệnh nặng hơn: lên tới 10 ngày

Thủng màng nhĩ tự nhiên < 14 ngày [D-ý kiến chuyên gia]

 

Từ chối kê kháng sinh trong vòng 48 giờ cho hầu hết trẻ em [A-I].

Xem xét sử dụng kháng sinh nếu các triệu chứng vẫn còn trong 48 giờ (sớm hơn với trẻ < 6 tháng). Với các triệu chứng toàn thân hoặc tệ đi cần được điều trị bằng kháng sinh ngay lập tức.

Áp xe sau hầu 3-5 ngày để kiểm soát duy trì hay kiểm soát phẫu thuật Hết sốt, cổ vận động được, dung nạp đường uống [D-IV] 10 – 14 ngày [D-ý kiến chuyên gia] Ngay cả khi áp xe đã được dẫn lưu, vẫn sử dụng kháng sinh dạng tiêm cho các cơ xung quanh
Viêm xương chẩm 5 ngày [D-IV] Có tiến triển lâm sàng 12-15 ngày tùy thuộc tiến triển lâm sàng [D-ý kiến chuyên gia] Liệu trình điều trị có thể kéo dài hơn khi có biến chứng nội sọ, tham khảo hướng dẫn xử trí áp xe não.
Viêm xoang cấp tính 0 ngày [C-I]

 

Nếu diễn tiến nhanh hoặc diễn tiến toàn thân không tốt: 1-2 ngày [D-IV]

Có tiến triển lâm sàng Trung bình đến nặng: 7 ngày sau khi các triệu chứng đã cải thiện [C-I] (thường là 14 ngày (D-ý kiến chuyên gia)
Viêm hạch bạch huyết cấp tính 0 ngày [D-ý kiến chuyên gia]

 

Nếu diễn tiến nhanh hoặc diễn tiến toàn thân không tốt: 2-3 ngày [D-IV]

Có tiến triển lâm sàng gồm giảm sốt, giảm đau và kích thước viêm 5-7 ngày [ý kiến chuyên gia] Có thể lâu hơn nếu tiến triển chậm hoặc hình thành áp xe [D-IV]
Viêm phổi mắc phải tại cộng đồng 0 ngày [A-I]

 

Nặng hoặc có biến chứng: Khởi đầu điều trị bằng đường IV [D-ý kiến chuyên gia]

 

Có cải thiện lâm sàng Tình trạng nhẹ: 3 ngày [A-I]

 

Tình trạng trung bình/nặng không biến chứng: ≤ 7 ngày sử dụng kháng sinh [B-I]

Kháng sinh uống có thể được sử dụng cho hầu hết trẻ em bao gồm cả trẻ em nhập viện [A-I].

Nếu liên quan tới nhiễm khuẩn huyết thì tham khảo guideline liên quan.

Nặng/có biến chứng: O2 < 85%, shock khi tiêm bolus iv, giảm sức đề kháng, bệnh tim/phổi mạn tính

Viêm phổi liên quan đến thở máy Điều trị ban đầu [D-ý kiến chuyên gia] Không có nhiễm khuẩn huyết, cải thiện lâm sàng, dung nạp đường uống Đáp ứng lâm sàng tốt: 7 ngày [B-II]

Vi khuẩn gram âm không lên men: 10 ngày [D-ý kiến chuyên gia] (Ví dụ: Pseudomonas, Acinteobacter)

Mặc dù không có thời gian tối thiểu cho điều trị dạng tiêm, đa số bệnh nhân được khởi đầu dạng IV do có vấn đề về thở.
Tràn mủ màng phổi Điều trị ban đầu Hết sốt trong 1-2 ngày, hết dẫn lưu phổi 7 ngày Bệnh nhân có thể còn sốt trong vài ngày. Thời gian dùng kháng sinh có thể bị kéo dài (đến 6 tuần) phụ thuộc mức độ nặng của bệnh
Áp xe phổi Điều trị ban đầu Hết sốt, cải thiện lâm sàng 4-6 tuần Kích thước áp xe > 6cm: Tiếp tục cho đến khi giải quyết được hoặc chỗ áp xe nhỏ lại và ổn định.
Nhiễm khuẩn cơ xương khớp
Viêm xương tủy cấp tính Không biến chứng: 3-4 ngày [A-I] Hết sốt, cải thiện lâm sàng, CRP, tốc độ lắng máu (ESR) giảm[A-II] 3-4 tuần [A-II]

Có biến chứng (biểu hiện chậm liên quan tới vết thương hay áp xe): có thể yêu cầu thời gian điều trị lâu hơn

Nếu có liên quan đến nhiễm khuẩn máu, khởi đầu IV nhưng có thể rút ngắn còn 4-7 ngày nếu tiến triển nhanh và không có biến chứng, duy trì đường uống trong suốt quá trình trị liệu như điều trị với nhiễm trùng không phải nhiễm trùng huyết.

 

Viêm xương tủy bán cấp hoặc mạn tính Biểu hiện tốt trên lâm sàng và không có đặt vật liệu nhân tạo: 0 ngày Chuyển đổi ngay khi dung nạp được Không có bằng chứng ủng hộ cho 1 thời gian điều trị tối thiểu Nếu có đặt vật liệu nhân tạo, sử dụng kháng sinh có hoạt tính trên màng sinh học trong thời gian dài có lẽ là cần thiết. Bệnh có thể không hết nếu không loại bỏ vật liệu nhân tạo
Có đặt vật liệu nhân tạo: Trị liệu ban đầu bằng IV Có cải thiện lâm sàng Không có bằng chứng ủng hộ cho 1 thời gian điều trị tối thiểu

 

Viêm khớp do nhiễm khuẩn 2-4 ngày [A-I] Hết sốt, cải thiện lâm sàng, CRP, tốc độ lắng hồng cầu (ESR) giảm[A-II] 2-3 tuần [A-II]

Có biến chứng (biểu hiện chậm liên quan tới vết thương hay áp xe): có thể yêu cầu thời gian điều trị lâu hơn

Nếu có liên quan đến nhiễm khuẩn máu, khởi đầu IV nhưng có thể rút ngắn còn 4-7 ngày nếu tiến triển nhanh và không có biến chứng, duy trì đường uống trong suốt quá trình trị liệu như điều trị với nhiễm trùng không phải nhiễm trùng huyết. [C-II]
Viêm cơ mủ 2-5 ngày [C-IV] Cải thiện lâm sàng 2-3 tuần Cần dẫn lưu mủ
Nhiễm khuẩn da và mô mềm
Viêm tế bào Nhẹ: 0 ngày

Trung bình/ nặng: 1- 3 ngày [C-IV]

Cải thiện lâm sàng – giảm sốt và ban đỏ 5- 7 ngày Nếu nhiễm trùng sâu hoặc viêm xương tủy, tham khảo các guideline liên quan.

Tình trạng trung bình/nặng: ban đỏ lan nhanh, viêm mạch bạch huyết hoặc có các biểu hiện toàn thân.

Viêm mô tế bào trước vách 2-3 ngày Sốt và ban đỏ có cải thiện lâm sàng 7-10 ngày [C-IV]
Viêm mô hốc mắt 3-4 ngày Các dấu hiệt lâm sàng hết sốt, ban đỏ, đau

 

7-10 ngày [C-IV] Áp xe trong hốc mắt nên được dẫn lưu, kiểm soát không phẫu thuật đối với bệnh nhân. Nếu triệu chứng vẫn còn, nên tiếp tục sử dụng kháng sinh dạng tiêm.
Áp xe da Nếu dẫn lưu mủ hiệu quả: 0 ngày [B-II] Ngay khi dung nạp được 0 ngày [B-II]
Nhiễm trùng tại vị trí phẫu thuật bề mặt 0 ngày [B-II] Ngay khi dung nạp được Nếu bắt đầu điều trị 5-7 ngày Kiểm soát vết thương tại chỗ và trì hoãn việc dùng kháng sinh, nhất là khi nếu các triệu chứng xuất hiện trong vòng 48 tiếng sau phẫu thuật.
Nhiễm trùng tại vị trí phẫu thuật sâu Không đặt vật liệu nhân tạo: khởi đầu điều trị là tiêm [B-III]

 

Có đặt vật liệu nhân tạo:  4-6 tuần

Không chuyển đổi Không có khuyển cáo cho thời gian tối thiểu, thời gian dựa vào sự cải thiện lâm sàng

 

Nhiễm khuẩn ổ bụng
Viêm ruột thừa- không biến chứng Một liều duy nhất trước phẫu thuật [A-I] Không chuyển đường uống Một liều duy nhất trước phẫu thuật [A-I] Chỉ sử dụng dự phòng phẫu thuật

 

Viêm ruột thừa – có biến chứng, nhiễm khuẩn ổ bụng Điều trị ban đầu Cải thiện lâm sàng, chức năng ruột bình thường 3-7 ngày – ngừng kháng sinh khi dấu hiệu nhiễm khuẩn biến mất Biến chứng: bị thủng, viêm màng bụng, mủ màng bụng. Khôngcần đổi kháng sinh theo kết quả cấy nếu thấy tình trạng tiến triển.
Viêm đường mật cấp tính Điều trị ban đầu Không khuyến cáo Không có thời gian tối thiểu, dựa trên cải thiện lâm sàng Nếu có kèm theo nhiễm khuẩn huyết, tham khảo guideline liên quan
Viêm tụy Phòng nhiễm khuẩn: 0 ngày Không áp dụng 0 ngày [C-I] Bằng chứng duy nhất sử dụng kháng sinh đối với viêm tụy trên trẻ em là để điều trị vết nhiễm trùng đang hình thành.

Nếu có biến chứng nhiễm trùng máu hoặc viêm phổi thì tham khảo guideline liên quan.

Điều trị nhiễm khuẩn: điều trị ban đầu Không khuyến cáo Không có thời gian tối thiểu, dựa trên cải thiện lâm sàng
Viêm ruột hoại tử 7-10 ngày Không chuyển đường uống 7-10 ngày, thời gian dài hơn nếu ít cải thiện lâm sàng Có thể ngưng kháng sau 2-3 ngày nếu NEC is consider unlikely
Nhiễm khuẩn sinh dục
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu dưới 0 ngày

 

Tuổi < 3 tháng: điều trị ban đầu

Cải thiện lâm sàng 3-4 ngày [A-I] Nếu liên quan nhiễm khuẩn huyết, đọc hướng dẫn điều trị nhiễm khuẩn huyết
Viêm bể thận 0 ngày

 

Tuổi < 3 tháng hoặc không dung nạp đường uống: điều trị ban đầu

Cải thiện lâm sàng hoặc ngay sau khi dung nạp đường uống 10 ngày

Với trẻ cải thiện lâm sang nhanh, điều trị trong 7 ngày là đủ

Nếu liên quan nhiễm khuẩn huyết, đọc hướng dẫn điều trị nhiễm khuẩn huyết
Viêm mào tinh hoàn 0 ngày Cải thiện lâm sàng Phân tích nước tiểu âm tính: không sử dụng kháng sinh

Phân tích nước tiểu dương tính:kháng sinh đường uống trong 2 tuần

 

Dịch: Trần Vân Anh – SVD ĐH Dược HN. Hiệu đính: DS. Phan Đỗ Thục Anh, Võ Thị Hà

Nguồn: https://www.asid.net.au/documents/item/1243

 

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.