Menu

Là một Dược sĩ, tôi nên biết gì về “ long-COVID “ ?

Nguồn: https://dig.pharmacy.uic.edu/faqs/2021-2/march-2021-faqs/what-should-i-as-a-pharmacist-know-about-long-covid/?fbclid=IwAR2Rbss0MXDgPuasH5x7dzyZDEmnRs2kHh-tO27mWgrKBlFe0W2jyE8ZKho

Người dịch: DS. Nguyễn Bảo Ngân

*”Long COVID” được tạm dịch là “COVID kéo dài”

Giới thiệu

Đã có những bước tiến lớn để theo dõi, xác định, điều trị và giám sát bệnh do coronavirus 2019 (COVID-19) kể từ khi xuất hiện và lan rộng trên toàn cầu.1 Một trong những thách thức lớn nhất đối với việc xác định và điều trị căn bệnh truyền nhiễm mới này là tính không đồng nhất trong các dấu hiệu và triệu chứng cũng như thời gian hồi phục. Mặc dù ban đầu người ta tin rằng COVID-19 chủ yếu liên quan đến các triệu chứng cấp tính, nhưng không hiếm trường hợp bệnh nhân bị nhiễm bệnh trong tình trạng kéo dài, thường được mô tả là ‘COVID kéo dài.’ Người trưởng thành trẻ tuổi, không có các bệnh lý cơ bản, quá trình hồi phục sau COVID-19 có thể mất nhiều thời gian, với khoảng 1/5 bệnh nhân cho biết họ không trở lại trạng thái sức khỏe bình thường sau 14 đến 21 ngày.2

Trong khi một số nghiên cứu ước tính rằng chỉ 10% bệnh nhân bị nhiễm bệnh vẫn không khỏe sau 3 tuần, các nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng tỷ lệ COVID kéo dài có khả năng cao hơn nhiều.3 Một nghiên cứu ở Ý báo cáo rằng 87,4% trong số 143 bệnh nhân có ít nhất 1 triệu chứng dai dẳng sau 60 ngày từ khi khởi phát triệu chứng ban đầu.4 Hơn nữa, một nghiên cứu ở Trung Quốc tiết lộ rằng 76% trong số 1655 bệnh nhân đã trải qua ít nhất 1 triệu chứng trong khoảng 6 tháng sau khi nhiễm trùng cấp tính.5 Sự thay đổi tỷ lệ mắc trong các nghiên cứu này có thể là do sự khác biệt trong dân số, mức độ nghiêm trọng của đợt bùng phát COVID-19 và thời gian theo dõi. Tuy nhiên, điều hiển nhiên từ tất cả các nghiên cứu là COVID kéo dài dường như là một vấn đề phổ biến mà bệnh nhân và bác sĩ lâm sàng sẽ gặp phải, và ngày càng có nhiều ghi nhận về “long-COVID”.

Định nghĩa

Bởi vì COVID kéo dài là một tình trạng mới và được xác định gần đây, nhiều thuật ngữ đã được sử dụng để mô tả các tác động lâu dài của COVID-19 bao gồm COVID kéo dài, hội chứng COVID mãn tính. –các triệu chứng hàng đầu và kéo dài có thể được gọi bằng các thuật ngữ không dành riêng cho COVID-19 như hội chứng mệt mỏi sau nhiễm vi-rút.8 Khuôn khổ để xác định các giai đoạn khác nhau của bệnh chưa được thiết lập, nhưng Viện Quốc gia về Chăm sóc sức khỏe (NICE ) có những hướng dẫn về COVID-19 với các định nghĩa để phân loại thời gian diễn biến của bệnh. COVID cấp tính và COVID kéo dài có thể được phân loại thành hội chứng COVID-19 có triệu chứng đang diễn ra hoặc hội chứng sau COVID-19. COVID-19 có triệu chứng đang diễn ra được định nghĩa là có các dấu hiệu và triệu chứng từ 4 tuần đến 12 tuần, trong khi hội chứng sau COVID-19 được định nghĩa là có các dấu hiệu và triệu chứng kéo dài hơn 12 tuần mà không thể thay thế bằng các chẩn đoán bệnh khác. Tương tự, CDC đã đề xuất định nghĩa di chứng muộn là các biểu hiện kéo dài hơn 4 tuần sau khi khởi phát triệu chứng ban đầu.11

Sinh lý bệnh

Cơ chế gây bệnh của COVID-19 vẫn đang được nghiên cứu và hiện chưa có câu trả lời rõ ràng về lý do tại sao chỉ một số bệnh nhân trải qua COVID kéo dài hay có di chứng về COVID-19.6 Tải lượng vi rút liên tục và loại phản ứng miễn dịch liên quan đến các phân nhóm kháng nguyên tương thích mô khác nhau ở mỗi cá nhân, có thể dẫn đến tình trạng mãn tính cùng triệu chứng COVID ở một số ít bệnh nhân. Hơn nữa, di chứng COVID kéo dài có thể biểu hiện do tổn thương cơ quan từ giai đoạn cấp tính của nhiễm trùng.

Nghiên cứu lâm sàng

Biểu hiện lâm sàng của COVID kéo dài thay đổi và có thể liên quan đến nhiều hệ cơ quan như hô hấp, tim mạch, thần kinh, tiêu hóa, cơ xương khớp, tâm thần, da liễu, tai / mũi / họng và các triệu chứng chung khác. 10 Mệt mỏi là báo cáo phổ biến nhất, tiếp theo là khó thở. Các triệu chứng thường được báo cáo và không giới hạn bao gồm đau ngực, đánh trống ngực, suy giảm nhận thức, đau cơ, rối loạn tiêu hóa và phát ban trên da. Do đó, bệnh nhân thường báo cáo chất lượng cuộc sống giảm sút ảnh hưởng đến việc trở lại làm việc và hoạt động thể chất.14

Bảng 1 Tóm tắt kết quả của các nghiên cứu ban đầu nhằm điều tra hậu quả lâu dài của COVID-19.2,4,5,14,15 Tài liệu liên tục được xuất bản; do đó, bảng này có thể không phản ánh các bài báo đã xuất bản gần đây. Do thời gian hồi phục có sự thay đổi, thời gian theo dõi không được chuẩn hóa trong các nghiên cứu này. Hơn nữa, các triệu chứng COVID-19 có thể tồn tại bất kể mức độ nghiêm trọng ban đầu của bệnh và ở các nhóm dân số đa dạng, được điều trị cả nội trú và ngoại trú ở các quốc gia khác nhau, đã được điều tra.

 

 

Bảng 1. Tóm tắt các nghiên cứu chọn lọc mô tả các triệu chứng COVID-19 kéo dài 2,4,5,14–16
Tác giả, Ngày xuất bản, Quốc gia Thiết lập chăm sóc Thời gian theo dõi (ngày) ≥1 triệu chứng khi theo dõi Các triệu chứng phổ biến nhất *
Carfi và cộng sự, tháng 7 năm 2020, Ý 4 Ngoại trú 60.3¥ 125/143 (87.4%) Tất cả bệnh nhân (n = 125): mệt (53,1%), khó thở (43,4%), đau khớp (27,3%)
Halpin và cộng sự, tháng 7 năm 2020, Vương quốc Anh 15 ICU hoặc Nội trú 48§ NR ICU (n = 32): mệt mỏi (72%), khó thở (65,6%), PTSD (46,9%)

 

Nội viện (n = 68): mệt (60,3%), khó thở (42,6%), PTSD (23,5%)
Tenforde và cộng sự, tháng 7 năm 2020, Hoa Kỳ 2 Ngoại trú 16**¥¥ 59/175 (34%) Tất cả bệnh nhân (n = 59): ho (43%), mệt mỏi (35%) và khó thở (29%)
Garrigues và cộng sự, tháng 8 năm 2020,

Pháp 14

ICU và  Nội trú 110.9§§ NR Tất cả bệnh nhân (n = 120): mệt (55%), khó thở (42%), mất trí nhớ (34%)
Carvalho-Schneider và cộng sự, tháng 10 năm 2020, Pháp 16 Nhập viện và Ngoại trú 59.7§§ 86/130 (66.1%) Tất cả bệnh nhân (n = 130): suy nhược (22,7%), các triệu chứng giống cúm ^^ (21,5%), sụt cân (17,2%)
Huang và cộng sự, tháng 1 năm 2021, Trung Quốc 5 Nhập viện 186*** 1265/1655 (76%) Tất cả bệnh nhân (n = 1265): mệt mỏi hoặc yếu cơ (63%), khó ngủ (26%), rụng tóc (22%)

Viết tắt: ICU = đơn vị chăm sóc đặc biệt; NR = không được báo cáo; PTSD = rối loạn căng thẳng sau chấn thương

  • Top 3 triệu chứng phổ biến nhất được báo cáo trong nghiên cứu; xem bài báo đầy đủ để biết thêm các triệu chứng được báo cáo.

¥ Ngày có nghĩa là kể từ khi bắt đầu xuất hiện các triệu chứng COVID-19 đầu tiên.

§ Số ngày trung bình kể từ khi xuất viện.

** Số ngày trung bình kể từ khi xét nghiệm dương tính với COVID-19.

¥¥ Không được coi là COVID kéo dài dựa trên các định nghĩa của hướng dẫn NICE.

§§ Số ngày kể từ khi nhập viện.

^^ Đau cơ, nhức đầu và / hoặc suy nhược.

*** Số ngày trung bình kể từ khi bắt đầu xuất hiện các triệu chứng COVID-19 đầu tiên.

Chẩn đoán

Đến thời điểm hiện nay vẫn chưa có tiêu chuẩn chẩn đoán thống nhất cho trường hợp COVID kéo dài.1,9 Triệu chứng phổ biến nhất là mệt mỏi nhưng không đặc hiệu và thường có nguyên nhân đa yếu tố. Sự hiện diện của các triệu chứng khác rất thay đổi ở các bệnh nhân khác nhau và khó phân biệt với các tình trạng tiềm ẩn khác. Dựa trên các hướng dẫn của NICE, việc xác định COVID kéo dài bao gồm COVID-19 cấp tính được xác nhận hoặc nghi ngờ có biểu hiện các dấu hiệu và triệu chứng kéo dài sau 4 tuần và loại trừ các chẩn đoán thay thế.9 Hướng dẫn đề xuất sử dụng bảng câu hỏi sàng lọc như một phần của tư vấn ban đầu để giúp nắm bắt tất cả của các triệu chứng có thể kết hợp với đánh giá lâm sàng. Ngoài ra còn có một tiêu chuẩn chẩn đoán được đề xuất cho COVID kéo dài dựa trên các đặc điểm lâm sàng như sàng lọc ban đầu ngoáy mũi để xác định phản ứng với chuỗi polymerase sao chép ngược và kháng thể coronavirus 2 (SARS-CoV-2) khi có hội chứng hô hấp cấp tính, chụp cắt lớp lồng ngực hoặc X-quang ngực, có bất kì tiền sử tiếp xúc với trường hợp được xác nhận hoặc nghi ngờ về COVID-19, sự lây lan trong cộng đồng và thời gian bị bệnh.17

Hướng dẫn NICE để quản lý các ảnh hưởng lâu dài của COVID-19 cũng được khuyến nghị phát triển và xác nhận các công cụ sàng lọc mới và hiện có để xác định COVID kéo dài.9 Một số tổ chức đã áp dụng các hệ thống phân loại trên. Ví dụ: Phòng khám đa khoa COVID-10 tại Trung tâm Y tế Đại học Cincinnati đã phát triển bộ tiêu chí di chứng COVID-19 để phân loại COVID kéo dài thành các loại từ 1 đến 5 dựa trên các triệu chứng ban đầu, thời gian xuất hiện triệu chứng, thời gian ngừng hoạt động và khởi phát chậm các triệu chứng.18

Điều trị

Do ngày càng có nhiều biện pháp điều trị và phòng ngừa đối với trường hợp nhiễm COVID-19 cấp tính, nên rất ít nghiên cứu về các lựa chọn quản lý đối với COVID kéo dài. Trong một số trường hợp, dịch vụ phục hồi chức năng hoặc chuyên khoa có thể hữu ích tùy thuộc vào các triệu chứng và đặc điểm của bệnh nhân.

Cho đến khi các liệu pháp điều trị bằng thuốc được xác nhận thêm, các lựa chọn thường là các liệu pháp điều trị không dùng thuốc đối với các triệu chứng COVID kéo dài (Bảng 2). 3,18–23 Không có hướng dẫn cụ thể về các phương pháp dược liệu và các triệu chứng COVID kéo dài có thể mất một thời gian để biểu hiện và  không đặc hiệu. Ví dụ, các dữ liệu về việc các thuốc bổ không kê đơn là hữu ích, có hại hay không có tác dụng trong việc kiểm soát triệu chứng còn nhiều hạn chế trong nghiên cứu thực tế lâm sàng; do đó, các sản phẩm này nên được sử dụng một cách thận trọng cho đến khi có thêm dữ liệu.9 Biểu hiện của các triệu chứng nhất định, chẳng hạn như rối loạn chức năng tâm thu thất trái và huyết khối, nên có hướng điều trị bằng cách sử dụng các tiêu chuẩn chăm sóc có hướng dẫn.22,23

Bảng 2. Các phương án xử trí được đề xuất đối với các triệu chứng COVID kéo dài 3,18–24
Triệu chứng Điều trị
Tổng thể (ví dụ: mệt mỏi, chán ăn) Đánh giá chế độ dinh dưỡng

Giới hạn mức độ hoạt động

Hô hấp (ví dụ: ho, khó thở) Bài tập thở

Thuốc theo chỉ định (dùng thuốc ức chế bơm proton khi nghi ngờ trào ngược)

Phục hồi chức năng phổi

Tim mạch (ví dụ: đau ngực, đánh trống ngực) Phục hồi chức năng tim ( tư vấn chế độ ăn uống, cai thuốc lá)

Tránh tập thể dục cường độ cao ảnh hưởng đến tim mạch

Sử dụng thuốc chống đông dự phòng ở bệnh nhân nhập viện và chống đông theo hướng dẫn cho các đợt huyết khối

Hướng dẫn xử trí trực tiếp cho rối loạn chức năng tâm thu thất trái

Đối với POTS, hãy xem xét việc kiểm soát triệu chứng và loại bỏ các tác nhân dược lý gây khó chịu (như chất ức chế tái hấp thu norepinephrine)

Thần kinh Tư vấn hướng dẫn bệnh nhân về các triệu chứng thần kinh (ví dụ: mất vị giác hoặc khứu giác) và diễn biến các triệu chứng từ nhẹ đến trung bình cho đến khi hồi phục

Hỗ trợ phục hồi chức năng cho các triệu chứng nghiêm trọng

Sử dụng liệu pháp lời nói cho trường hợp rối loạn nuốt hoặc rối loạn giọng nói

Tăng cường hoạt động cơ bắp như được chỉ định để cải thiện khả năng vận động

Tâm lý Giáo dục lối sống lành mạnh và chánh niệm

Kết nối xã hội (ví dụ: diễn đàn trực tuyến)

Tự chăm sóc bản thân với chế độ ăn uống với việc tăng cường hydrat hóa

Giới thiệu nhà trị liệu chuyên nghiệp, nhân viên xã hội hoặc nhà tâm lý học phục hồi

Hỗ trợ sức khỏe tâm thần cho chứng lo âu, trầm cảm và PTSD

Viết tắt: PTSD = rối loạn căng thẳng sau chấn thương

Kết luận

Trong khi các bằng chứng về liệu pháp dược trong điều trị COVID kéo dài còn nhiều hạn chế, dược sĩ có thể đóng một vai trò quan trọng bằng cách xem xét bằng chứng đằng sau các liệu pháp dược được đề xuất trước khi đưa ra bất kỳ khuyến nghị nào cho bệnh nhân hoặc nhân viên y tế. Dược sĩ cũng có thể xem xét các loại thuốc của bệnh nhân và tối ưu hóa phác đồ nếu bất kỳ liệu pháp điều trị hiện tại nào của họ có thể góp phần gây ra hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng COVID kéo dài nhằm mục tiêu phát triển các kế hoạch chăm sóc bệnh nhân cụ thể.

 

Tài liệu tham khảo

  1. National Institutes of Health. COVID-19 Treatment Guidelines Panel. Coronavirus Disease 2019 (COVID-19) Treatment Guidelines. Accessed January 23, 2021. https://files.covid19treatmentguidelines.nih.gov/guidelines/covid19treatmentguidelines.pdf
  2. Tenforde MW, Kim SS, Lindsell CJ, et al. Symptom duration and risk factors for delayed return to usual health among outpatients with COVID-19 in a multistate health care systems network — United States, March–June 2020. MMWR Morb Mortal Wkly Rep. 2020;69(30):993-998. doi:10.15585/mmwr.mm6930e1
  3. Greenhalgh T, Knight M, A’Court C, Buxton M, Husain L. Management of post-acute COVID-19 in primary care. BMJ. 2020;370. doi:10.1136/bmj.m3026
  4. Carfì A, Bernabei R, Landi F. Persistent symptoms in patients after acute COVID-19. JAMA. 2020;324(6):603. doi:10.1001/jama.2020.12603
  5. Huang C, Huang L, Wang Y, et al. 6-month consequences of COVID-19 in patients discharged from hospital: a cohort study. Lancet. 2021;397(10270):220-232. doi:10.1016/S0140-6736(20)32656-8
  6. Baig AM. Deleterious outcomes in long-hauler COVID-19: the effects of SARS-CoV-2 on the CNS in chronic COVID syndrome. ACS Chem Neurosci. 2020;11(24):4017. doi:10.1021/acschemneuro.0c00725
  7. Callard F, Perego E. How and why patients made long Covid. Soc Sci Med. 2021;268:113426. doi:10.1016/j.socscimed.2020.113426
  8. Mahase E. Long covid could be four different syndromes, review suggests. BMJ. 2020;371:m3981. doi:10.1136/bmj.m3981
  9. National Institute for Health and Care Excellence (NICE). COVID-19 rapid guideline: managing the long-term effects of COVID-19 NICE guideline [NG188]. NICE website. December 18, 2020. Accessed February 12, 2021. https://www.nice.org.uk/guidance/ng188
  10. Shah W, Hillman T, Playford ED, Hishmeh L. Managing the long term effects of COVID-19: summary of NICE, SIGN, and RCGP rapid guideline. BMJ. 2021;372:n136. doi:10.1136/bmj.n136
  11. Datta SD, Talwar A, Lee JT. A proposed framework and timeline of the spectrum of disease due to SARS-CoV-2 infection: illness beyond acute infection and public health implications. JAMA. 2020;324(22):2251-2252. doi:10.1001/jama.2020.22717
  12. Centers for Disease Control and Prevention. Late Sequelae of COVID-19. Accessed January 23, 2021. https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/hcp/clinical-care/late-sequelae.html
  13. Ngai JC, Ko FW, Ng SS, To KW, Tong M, Hui DS. The long-term impact of severe acute respiratory syndrome on pulmonary function, exercise capacity and health status. Respirology. 2010;15(3):543-550. doi:10.1111/j.1440-1843.2010.01720.x
  14. Garrigues E, Janvier P, Kherabi Y, et al. Post-discharge persistent symptoms and health-related quality of life after hospitalization for COVID-19. J Infect. 2020;81(6):e4-e6. doi:10.1016/j.jinf.2020.08.029
  15. Halpin SJ, McIvor C, Whyatt G, et al. Postdischarge symptoms and rehabilitation needs in survivors of COVID‐19 infection: A cross‐sectional evaluation. J Med Virol. 2021;93(2):1013-1022. doi:10.1002/jmv.26368
  16. Carvalho-Schneider C, Laurent E, Lemaignen A, et al. Follow-up of adults with noncritical COVID-19 two months after symptom onset. Clin Microbiol Infect. 2020;27(2):258-263. doi:10.1016/j.cmi.2020.09.052
  17. Raveendran A V. Long COVID-19: Challenges in the diagnosis and proposed diagnostic criteria. Diabetes Metab Syndr. 2021;15(1):145-146. doi:10.1016/j.dsx.2020.12.025
  18. Becker RC. COVID-19 and its sequelae: a platform for optimal patient care, discovery and training. J Thromb Thrombolysis. Published online January 27, 2021. doi:10.1007/s11239-021-02375-w
  19. Sheehy LM. Considerations for postacute rehabilitation for survivors of COVID-19. JMIR Public Heal Surveill. 2020;6(2):e19462. doi:10.2196/19462
  20. Barker-Davies RM, O’Sullivan O, Senaratne KPP, et al. The Stanford Hall consensus statement for post-COVID-19 rehabilitation. Br J Sports Med. 2020;54(16):949-959. doi:10.1136/bjsports-2020-102596
  21. Asly M, Hazim A. Rehabilitation of post-covid-19 patients. Pan Afr Med J. 2020;36:1-3. doi:10.11604/pamj.2020.36.168.23823
  22. Yancy CW, Jessup M, Bozkurt B, et al. 2013 ACCF/AHA guideline for the management of heart failure: A report of the american college of cardiology foundation/american heart association task force on practice guidelines. Circulation. 2013;128(16):e240-327. doi:10.1161/CIR.0b013e31829e8776
  23. Kearon C, Akl EA, Ornelas J, et al. Antithrombotic Therapy for VTE Disease: CHEST guideline and expert panel report. Chest. 2016;149:315-352. doi:10.1016/j.chest.2015.11.026
  24. Dani M, Dirksen A, Taraborrelli P, et al. Autonomic dysfunction in ‘long COVID’: rationale, physiology and management strategies. Clin Med (Lond). 2021;21(1):e63-e67. doi:10.7861/clinmed.2020-0896

Được soạn bởi:

Clara Lee, Sinh viên Dược khoa

Đại học Illinois tại Đại học Dược Chicago

 

Xem xét và kiểm duyệt bởi:

Amanda Gerberich, PharmD, BCPS

Giáo sư lâm sàng, Chuyên gia thông tin thuốc

Đại học Illinois tại Đại học Dược Chicago

 

Tháng 3 năm 2021

 

Thông tin được trình bày ngày 12 tháng 2 năm 2021. Thông tin này nhằm mục đích tham khảo và không được sử dụng làm nguồn duy nhất để đưa ra các quyết định chẩn đoán lâm sàng. Kể từ ngày 24 tháng 2 năm 2021, COVID kéo dài được gọi là di chứng sau cấp tính của nhiễm trùng SARS-COV-2 (PASC).

 

 

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.