Menu

Mô hình nào cho hoạt động Dược lâm sàng tại Việt Nam ?

Mô hình hoạt động Dược lâm sàng tại Việt Nam

Một số thuốc hoạt động lâm sàng

1. Khai thác tiền sử dùng thuốc

2. Duyệt đơn/ Xem xét bệnh án

3. Thông tin thuốc

4. Quản lý phản ứng có hại của thuốc

5. Đánh giá việc sử dụng thuốc

6. Giám sát điều trị

7. Tư vấn bệnh nhân

8. Tham gia vào nhóm chuyên khoa

9. Giáo dục bệnh nhân

10. Nghiên cứu lâm sàng

Dược bệnh viện (DBV): có rất nhiều dịch vụ DLS cần phải làm nhưng điều kiện nhận lực tại VN không cho phép tiến hành thường quy, đầy đủ tất cả các hoạt động đó. Do đó, điều quan trọng là xác định dịch vụ DLS cơ bản nào cần tiến hành theo khuynh hướng áp dụng chung trên cả nước và tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng BV để có thể tiến hành nhiều dịch vụ khác nữa. Với nhân lực mỏng như hiện này thì có thể tiến hành như sau:

Mô hình hoạt động chính vẫn là: mọi hoạt động DLS tiến hành tập trung tại khoa Dược (centralized pharmacy services) vì chưa thể có đủ DS phân chuyên khoa về các khoa lâm sàng được (decentralized pharmacy services).

Các dịch vụ ưu tiên:

Thông tin thuốc:là nhiệm vụ quan trọng và cơ bản nhất, và nhiệm vụ này cần được tiến hành thật hiệu quả, chất lượng, thực tế, chứ không thể làm cho có. Vì đây là dịch vụ DS dễ tiếp cận nhất, dễ đào tạo và nếu cung cấp thông tin thuốc tốt sẽ dự phòng, hạn chế lỗi dùng thuốc sau này.

Duyệt đơn thuốc:đây là nhiệm vụ ưu tiên thứ hai vì lỗi dùng thuốc phổ biến nhất ở khâu này. Và khâu có thể tiếp cận khả thi nhất trong các khâu pha chế-phân phát-kê đơn-sử dụng thuốc. Tuy nhiên, DS không thể duyệt đơn tất cả các đơn, nên cần phải thiết kế tiêu chuẩn lọc đơn thuốc cần duyệt như số lượng thuốc, số lượng bệnh mắc kèm, nhóm thuốc có khoảng điều hẹp, các đối tượng bệnh nhân đặc biệt. Phương pháp lọc: lý tưởng nhất vẫn là hồ sơ bệnh án cũng như đơn thuốc được nhập vào mạng máy tính chung, và DS có thể truy xuất từ khoa Dược để lọc và tiến hành duyệt đơn tại KD. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện tại hầu hết các BV chỉ mới nhập thuốc dùng cho bệnh nhân theo ngày vào máy tính để quản lý và thanh toán tiền sau khi xuất viện, DS có thể sử dụng thông tin này để tiến hành kiểm tra tương tác thuốc, cảnh báo ADR nghiêm trọng, và trong trường hợp cần thiết có thể trực tiếp tiếp cận bệnh án để xem xét cụ thể bệnh cảnh lâm sang, để đưa ra “pharmaceutical opinion” dán/ ghi vào hồ sơ bệnh án để bác sĩ cân nhắc. Các “pharmaceutical opinion” quan trọng có thể tiến hành trao đổi trong các buổi giao ban để cùng nhau rút kinh nghiệm trong việc dùng thuốc. Làm tốt công tác này sẽ gián tiếp tiến hành quản lý ADR, tương tác thuốc, giám sát điều trị.

Giáo dục điều trị:là nhiệm vụ ưu tiên thứ 3 vì làm tốt công tác này sẽ là nên tảng để phòng các vần đề liên quan đến thuốc sẽ xảy ra trong bệnh viện và cộng đồng sau này. Nếu tiến hành tập trung (tức giáo dục điều trị theo nhóm bệnh nhân chứ không phải theo cá nhân bệnh nhân), chuyên sâu (trên các bệnh mạn tính, phổ biến, bệnh có nguy cơ cao gặp các vấn đề liên quan đến thuốc) thì đây là nhiệm vụ có tính khả thi và mang lại hiệu quả cao. Phương thức tiến hành: KD tổ chức các buổi thông tin về điều trị cho từng nhóm bệnh nhân (về tuân thủ điều trị, ADR, các sử dụng thuốc…); các buổi thông tin về cách dùng thuốc, tiêm truyền…cho y tá…

Các dịch vụ chuyên sâu hơn như đánh giá sử thuốc, giám sát điều trị, tham gia vào nhóm chuyên khoa thì tuỳ theo nguồn nhân lực, yêu cầu của từng BV để tiến hành.

Khai thác tiền sử dùng thuốc của bệnh nhân khi nhập viện: có lẽ đây là nhiệm không ưu tiên trong điều kiện hiện tại. Dịch vụ này có thể tiến hành gián tiếp qua việc KD tổ chức các buổi thông tin về khai thác tiền sử dùng thuốc cho bác sĩ, đặc biệt là bác sĩ nội trú, sinh viên y vì đây hầu như là công việc được các bác sĩ nội trú và sinh viên y tiến hành còn bác sĩ điều trị chính chỉ phê duyệt lại và tập trung vào khâu chẩn đoán, điều trị. Trong tương lai gần, cần tổ chức các khóa thực tập giành cho sinh viên dược đi bệnh viện như sinh viên y và hỗ trợ thực hiện hoạt động khai thác tiền sử dùng thuốc này.

Trên đây là một số suy nghĩ cá nhân của tôi, đứng về gốc độ cá nhân kinh nghiệp và cơ hội tiếp cận với môi trường BV Việt Nam của tôi còn rất hạn chế nên những suy nghĩ trên không tránh khỏi sự phiến diện, xa rời thực tế, do đó tôi rất mong nhận được sự chia sẽ, đóng góp ý kiến, bàn luận của các đồng nghiệp, đặc biệt là các đồng nghiệp đang làm công tác tại bệnh viện để cùng nhau tìm ra giải pháp để có thể tiến hành Công tác DLS tại Bệnh viện được hiệu quả trong hiện tại và tương lai gần.

VTH, 9.7.2015

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.