Menu

Nên dùng kháng sinh ngắn ngày hay dài ngày ?

Người dịch: SVD4. Lê Thị Thùy Dung. Học Viện Quân Y
Hiệu đính: DS. Nguyễn Thị Kim Duyên.

Trong nhiều năm qua, các bác sĩ đã yêu cầu bệnh nhân phải tuân thủ đầy đủ liệu trình dùng kháng sinh, thậm chí là ngay khi họ đã cảm thấy tốt hơn. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng thời gian điều trị kháng sinh dài hơn không phải lúc nào cũng có lợi. Câu hỏi được đặt ra là: Liệu đợt điều trị kháng sinh ngắn có tối ưu hơn hay không? Mục đích của việc tuân thủ đầy đủ một đợt điều trị kháng sinh là làm tăng hiệu quả điều trị cũng như làm giảm nguy cơ đề kháng kháng sinh. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu mới cho thấy việc dùng thuốc kháng sinh đợt ngắn có hiệu quả tương đương và thậm chí trong một số trường hợp nhất định, nó còn có hiệu quả tốt hơn. Điều cần lưu ý là không phải tất cả bệnh nhân, tất cả các bệnh nhiễm trùng đều điều trị giống nhau. Các yếu tố như: loại nhiễm trùng, mức độ nghiêm trọng, khả năng tái phát, tình trạng miễn dịch và sự lựa chọn kháng sinh cần phải được xem xét trước khi quyết định liệu trình điều trị.

Điều trị kháng sinh ngắn ngày sẽ thích hợp trong những trường hợp sau:

Viêm xoang cấp tính:

  • Nhiều trường hợp là do virus và không điều trị bằng thuốc kháng sinh.
  • Theo hướng dẫn của Hiệp hội bệnh truyền nhiễm của Mỹ, thời gian điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn nên từ 5-10 ngày.
  • Một phân tích tổng hợp tại Anh đã chỉ ra rằng một đợt điều trị 5 ngày có hiệu quả tương đương một đợt điều trị 10 ngày

Viêm tai giữa cấp tính2, 3:

  • Một số trường hợp là do virus và tự khỏi, do đó nên giảm đau bằng acetaminophen (paracetamol).
  • Thời gian đều trị từ 5-10 ngày tùy thuộc vào độ tuổi và mức độ nghiêm trọng.
  • Trẻ em dưới 2 tuổi, người bị nhiễm trùng tái phát và những người bị thủng màng nhĩ nên điều trị trong vòng 10 ngày.
  • Nhiễm trùng không biến chứng đối với trẻ trên 2 tuổi nên điều trị trong 3 ngày hoặc ít hơn.

Nhiễm trùng đường tiết niệu không biến chứng ở người lớn4, 5

  • Những đợt điều trị 3 ngày có hiệu quả tương đương với các đợt từ 5-10 ngày.
  • Khuyến cáo bệnh nhân sử dụng trimethoprim/sulfamethoxazole trong 3 ngày và nitrofurantoin trong 5 ngày.
    Lưu ý: những bệnh nhân có nhiễm trùng đường niệu có biến chứng, phụ nữ có thai và người cao tuổi nên điều trị đợt kéo dài hơn.

Viêm mô tế bào6:

Nhiễm trùng không biến chứng có thể được điều trị bằng lộ trình 5 ngày.

     Nhiễm trùng có biến chứng hoặc suy giảm miễn dịch nên điều trị với liệu trình dài hơn (thường là 10 ngày hoặc lâu hơn).

Viêm họng do liên cầu Streptococcus7:

  • Viêm họng do liên cầu Steptococcus nhóm  A sẽ điều trị trong 10 ngày với Amoxicillin / Penicillin.
  • Thay thế đợt điều trị uống 10 ngày bằng một liều tiêm bắp Benzathine penicillin G.
  • Điều trị trong 10 ngày dùng cephalosporin thế hệ I cho tất cả các bệnh nhân ngoại trừ bệnh nhân dị ứng với penicillin.
  • Với bệnh nhân dị ứng với penicillin, dùng azithromycin trong 5 ngày.
    Lưu ý: Viêm họng do liên cầu Streptococcus nên được điều trị bằng kháng sinh thích hợp và trong một thời gian dài hơn để ngăn ngừa các biến chứng như sốt thấp khớp.

Việc sử dụng kháng sinh với liệu trình ngắn ngày mang lại rất nhiều lợi ích. Nó giúp làm giảm nguy cơ kháng kháng sinh. Đợt điều trị ngắn hơn cũng làm giảm chi phí điều trị, do đó sẽ tăng khả năng tuân thủ điều trị ở một số bệnh nhân. Do giảm thời gian sử dụng thuốc kháng sinh nên tác dụng không mong muốn cũng giảm.

Mặc dù một số bệnh có thể được điều trị bằng kháng sinh với liệu trình ngắn ngày, nhưng điều quan trọng không kém là nhận ra các trường hợp điều trị ngắn ngày là không phù hợp.


Nguồn: Nicole Leimbach, PharmD. Shorter Courses of Antibiotics May Sometimes Be Better in the Long Run. Pharmacy Times [Link]
TÀI LIỆU THAM KHẢO.

  1. Chow AW, Benninger MS, Brook I, et al. IDSA clinical practice guideline for acute bacterial rhinosinusitis in children and adults. Clin Infect Dis. 2012;54(8):72-112. doi: 10.1093/cid/cir1043.
  2. Lieberthal AS, Carroll AE, Chonmaitree T, et al. The Diagnosis and Management of Acute Otitis Media. Pediatrics. 2013;131(3): 964-999.
  3. Effectiveness of shortened course (<3 days) of antibiotics for treatment of acute otitis media in children: a systematic review of randomized controlled trials. 2009.  World Health Organization website [Link]. Accessed November 4, 2016.
  4. Gupta K, Hooton TM, Naber KG, et al. International clinical practice guidelines for the treatment of acute uncomplicated cystitis and pyelonephritis in women: a 2010 update by the Infectious Disease Society of America and the European Society for Microbiology and Infections Diseases. Clin Infect Dis. 2011;52(5):103-120. doi: 10.1093/cid/ciq257.
  5. Genao L, Buhr GT. Urinary tract infections in older adults residing in long-term care facilities. Ann Longterm Care. 2012;20:33-38.
  6. Stevens DL, Bisno AL, Chambers HF, et al. Practice guidelines for the diagnosis and management of skin and soft tissue infections; 2014 update by the Infectious Diseases Society of America. Clin Infect Dis. 2014;59(2):147-159. doi: 10.1093/cid/ciu296.
  7. Shulman ST, Bisno AL, Clegg HW, et al. Clinical practice guidelines for the diagnosis and management of group a streptococcal pharyngitis: 2012 update by the Infections Diseases Society of America. Clin Infect Dis. 2012;55(10):86-102. doi: 10.1093/cid/cis629.

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.