Menu

Ngạt mũi và những thông tin cần biết

Trích từ cuốn sách “Sổ tay tư vấn dành cho dược sĩ nhà thuốc – 30 triệu chứng thông thường” của TS.DS. Võ Thị Hà

Giới thiệu ·         Ngạt mũi hay sung huyết mũi xảy ra khi niêm mạc mũi sưng lên do mạch máu bị viêm. Một số yếu tố có thể gây ngạt mũi như cảm lạnh, dị ứng với bụi , phấn hoa…., nhiễm khuẩn ở xoang, cúm

·         Ngạt mũi có thể cản trở hoạt động của tai, giấc ngủ, gây ngáy, và có thể liên quan đến chứng ngưng thở khi ngủ (Ngưng thở trong giây lát khi ngủ)

·         Một số thuốc có thể gây ra hoặc làm xấu đi các triệu chứng ngạt mũi như thuốc tránh thai, một số thuốc trị tăng huyết áp (như chẹn alpha, chẹn beta), thuốc chống trầm cảm, thuốc cường dương, thuốc trị phì đại tiền liệt tuyến. Nếu các triệu chứng viêm mũi (nghẹt mũi) trở nên khó chịu và bệnh nhân đang dùng các thuốc này, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Các câu hỏi dành cho bệnh nhân ·         Các dấu hiệu bất thường ?

·         Bị từ khi nào ?

·         Yếu tố khởi phát ?

·         Đã từng điều trị bằng thuốc gì ?

Triệu chứng ·         Một hoặc hai lỗ mũi bị dịch nhầy ngăn bít, làm cho người bệnh không thể thở ra dễ dàng

·         Một số trường hợp có thể gây ù tai, giảm khả năng nge

Trường hợp cần đi khám bác sĩ ·         Triệu chứng  ≥ 10 ngày

·         Sốt cao

·         Nước mũi màu vàng hay xanh, kèm với đau xoang hoặc sốt

·         Có máu trong nước mũi

Điều trị

·         Rửa mũi: rửa mũi đơn giản bằng nước muối sinh lý một hoặc nhiều lần/ngày. Rửa mũi nên được tiến hành trước khi dùng thuốc nhỏ mũi để thuốc có thể phát huy tác dụng tốt hơn. Mũi có thể được rửa bằng một lượng nhỏ nước muối sinh lý bằng các dạng bình xịt hoặc có thể dùng một lượng lớn hơn thông qua bơm tiêm nhỏ.

·         Thuốc kháng histamin: Fexofenadine, Levocetirizin, Desloratadine, Cetirizine, Clorpheniramine, Diphenhydramine HCl (xem bài Cảm lạnh).

·         Thuốc chống sung huyết xịt/nhỏ mũi: naphazoline, xylometazoline, oxymetazoline, phenylephrine. Dù các sản phẩm này giúp giảm nhanh triệu chứng ngạt mũi khi thỉnh thoảng dùng, hiệu quả này lại bị giảm nếu dùng thuốc này thường xuyên.Không nên dùng quá 2-3 ngày mỗi đợt bởi vì nó có thể gây phản ứng dội ngược.

–  Thuốc chống sung huyết đường uống: như pseudoephedrine hoặc phenylephrine giúp giảm triệu chứng ngạt mũi. Tuy nhiên, điều trị này thường không khuyến cáo trừ khi thuốc kháng histamin và corticoid xịt mũi không cải thiện triệu chứng. Thuốc chống sung huyết đường uống có thể gây tăng huyết áp và có thể không phù hợp cho người bị tăng huyết áp hoặc bị một số bệnh tim mạch. Thuốc chống sung huyết đường uống có thể gây căng thẳng và khó ngủ. Nam giới bị phì đại tiền liệt tuyến có thể đi tiểu càng khó khăn hơn khi dùng thuốc này.

·         Corticoid xịt/nhỏ mũi: có hiệu quả giảm triệu chứng viêm mũi, nghẹt mũi. Có một số corticoid có chế phẩm OTC (xem bài Cảm lạnh).

·         Thuốc chứa corticoid và/hoặc kháng histamin xịt/nhỏ mũi: có thể dùng hàng ngày để giảm triệu chứng nghẹt mũi. Thuốc kháng histamin kê đơn như azelastine có thể giảm nghẹt mũi, hắc xìa; thuốc có tác dùng sau vài phút và có thể dùng trị triệu chứng sau khi chúng đã xuất hiện; tuy nhiên chúng hiệu quả hơn khi dùng đều đặn. Tác dụng phụ phổ biến nhất của thuốc kháng histamin nhỏ mũi là vị khó chịu trong miệng. Cách giảm thiểu tác dụng phù này là tránh để thuốc xuống họng.

·         Thuốc có thể làm giảm triệu chứng sau những ngày đầu dùng, tuy nhiên hiệu quả tối đa có thể đòi hỏi sau vài ngày đến cả tuần. Các thuốc này hiệu quả nhất khi dùng đều đặn. Và khi triệu chứng đã ít nghiêm trọng hơn có thể giảm liều.

·         Thuốc trị giảm đau, hạ sốt: Paracetamol

Các lời khuyên ·         Hít hơi nóng từ vòi nước nóng hoạc ấm giúp hết ngạt mũi

·         Uống nhiều nước, nước lọc và nước ép trái cây giúp làm loãng chất nhầy. Hạn chế uống thức uống có caffein

·         Nghỉ ngơi ở nơi đủ độ ẩm, nếu không đủ độ ẩm thì dùng máy tạo hơi nước hoặc máy tạo ẩm trong không khí

·         Nằm sấp khi ngủ vì giúp cả thiện sự dẫn lưu nước mũi

Tài liệu tham khảo 1.      American Academy of Otolaryngology – Head and Neck Surgery. Stuffy Nose.

2.      WebMD. Decongestants.

3.      Katherine Aga et al. Stuffy Nose. Pediatrics in Review Aug 2010, 31 (8) 320-325.

4.      Phillip LL (2017). Patient education: Nonallergic rhinitis (runny or stuffy nose) (Beyond the Basics). Uptodate.

5.      American Academy of Otolaryngology – Head and Neck Surgery. Antihistamines, Decongestants, and Cold Remedies.

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.