Menu

Ngộ độc thuốc kháng Histamin

Dịch: Dương Trung Kiên – Trường ĐH Y Dược TP.HCM

Hiệu đính: ThS.DS Nguyễn Thị Thu Hương- Khoa Dược, Viện Bỏng Lê Hữu Trác

Nguồn: Link

ĐIỂM CHÍNH

  1. Đa số ca ngộ độc thuốc kháng histamin chỉ cần điều trị hỗ trợ .
  2. Dùng liều cao thuốc kháng histamin H1 có thể dẫn đến loạn nhịp tim cần phảiđược theo dõi chặt chẽ(close monitoring) và điều trị chuyên biệt (specific treatment).
  3. Cân nhắc xét nghiệm các thuốc dùng chung phổ biến (common co-ingestions) dựa trên dạng bào chế, VD như  nồng độ paracetamol.

THÔNG TIN CHUNG

Thuốc kháng histamin được sử dụng phổ biến trong điều trị các triệu chứng dị ứng. Hướng dẫn này chỉ đề cập tới các thuốc kháng histamin H1. Các thuốc kháng histamin H2 như cimetidine hay ranitidine không được đề cập tới ở đây.

Thuốc kháng histamin được chia thành loại có tác dụng an thần và loại ít có tác dụng an thần (trước đây gọi là loại không có tác dụng an thần). Trong đó, loại có tác dụng an thần gây ngộ độc nghiêm trọng hơn khi dùng quá liều.

Thuốc kháng histamin có tác dụng an thần

Các thuốc kháng histamine có tác dụng an thần có thể có tác động trên hệ alpha – adrenergic, hệ đối giao cảm và và hệ seronotogic. Cũng như tác dụng an thần, quá liều thuốc kháng Histamin H1 thường có các triệu chứng liệt đối giao cảm. Ở liều cao hơn, thuốc có thể chẹn kênh natri gây ảnh hưởng trên tim mạch bao gồm kéo dài khoảng QT và xoắn đỉnh.

Ví dụ:

  • Cyproheptadin
  • Dexchlorpheniramin
  • Diphenhydramin
  • Dimenhydrinat – dạng phối hợp với hyoscine/caffeine  dùng cho du lịch
  • Doxylamin
  • Pheniramin
  • Promethazin
  • Trimeprazin
  • Brompheniramin

Thuốc kháng histamin ít có tác dụng an thần

Các thuốc này chủ yếu gây chẹn thụ thể H1 ngoại biên và ít xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương. Trong trường hợpquá liều, triệu chứng có thể bao gồm: chóng mặt, tim nhanh, đau đầu, lơ mơ hay lo âu. Mặc dù các thuốc kháng histamin ít có tác dụng  an thần không ảnh hưởng tới khoảng QT ở liều bình thường (khác với thế hệ trước), vẫn có những quan ngại rằng thuốc sẽ có tác động nếu quá liều.

Ví dụ :

  • Cetirizin
  • Desloratadin
  • Fexofenadin
  • Loratadin

ĐỐI TƯỢNG TRẺ EM CẦN ĐÁNH GIÁ

* Ngộ độc cấp (acute ingestion) với liều lớn hơn 3 lần so với liều tối đa hằng ngày

Mọi trẻ em hoặc thanh thiếu niên bị ngộ độc vô ý nghiêm trọng hoặc ngộ độc tự ý

Bất kỳ trẻ em hoặc thanh thiếu niên nào có triệu chứng

Cần cân nhắc đến đầu độc tự ý ở trẻ em bị ngộ độc ở độ tuổi khó có thể xảy ra ngộ độc vô ý

ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ

Tiền sử:

Tự đầu độc (intentional poisoning) hay vô ý ngộ  độc.

Liều:                                                                                                                                   

  • Liều chính xác hoặc khoảng liều đã uống
  • Dạng siro, viên nén hay viên nén giải phóng chậm
  • Xác định tên thương mại và kích cỡ viên thuốc
  • Tính  liều tối đa trên mỗi kg

Các thuốc dùng chung (VD như paracetamol)

Thăm khám:

Ức chế hệ thần kinh trung ương, hoặc lú lẫn/hôn mê

Hệ tim mạch: Nhịp tim nhanh, loạn nhịp tim, tụt huyết áp

Xem Ngộ độc thuốc kháng cholinergic

Xét nghiệm:

Đối với các trường hợp cần đánh giá thêm:

Điện tâm đồ: Ban đầu và lặp lại sau mỗi 4-6 tiếng

Bệnh lý: nồng độ paracetamol trong tất cả trường hợp quá liều tự ý

ĐIỀU TRỊ

Hồi sức cấp cứu

Quy trình chuẩn và điều trị hỗ trợ

Thuốc kháng histamin có tác dụng an thần

  • Ở trẻ vị thành niên, cân nhắc xét nghiệm các chất dùng chung phổ biến (như: paracetamol, rượu, v.v.)
  • Theo dõi mức độ tỉnh táo và tình trạng hô hấp, và chuẩn bị các thiết bị hỗ trợ trong trường hợp suy hô hấp hoặc suy giảm ý thức (depressed conscious state).
  • Giải độc – cân nhắc chỉ định than hoạt tính sau khi uống lượng lớn thuốc kháng histamin thế hệ cũ/có tác dụng an thần , và trong vòng 1 giờ đồng hồ/ hoặc sau khi bảo vệ đường thở (airway protection). Tham khảo ý kiến chuyên gia độc chất.
  • Các trường hợp co giật hoặc lo âu nghiêm trọng cần được điều trị với benzodiazepin. Xem hướng dẫn xử trí co giật (http://webedit.rch.org.au/clinicalguide/guidelineindex/Febrile convulsion/)
  • Đặt máy theo dõi nhịp tim (cardiac monitoring), thực hiện và đánh giá điện tâm đồ 12 chuyển đạo để xác định tình trạng khoảng QT kéo dài hoặc loạn nhịp tim. Cân nhắc thực hiện điện tâm đồ mỗi 6 tiếng nếu còn triệu chứng.
  • Tham khảo ý kiến chuyên gia độc chất nếu chỉ định thuốc ức chế men cholinesterases

Thuốc kháng histamin ít có tác dụng  an thần

  • Thực hiện và đánh giá điện tâm đồ 12 chuyển đạo để xác định tình trạng khoảng QT kéo dài hoặc loạn nhịp tim.
  • Cần theo dõi nhịp tim nếu bệnh nhân ngộ độc lượng lớn thuốc kháng histamine
  • Điều trị triệu chứng (Treat any effects with symptomatic management.)

Khi nào cần tham khảo/tư vấn của chuyên gia nhi khoa địa phương (local paediatric team):

Tham khảo ý kiến trong tất cả trường hợp trẻ em và thanh niên ngộ độc tự ý.

Khi nào cần cân nhắc chuyển lên trung tâm cấp 3 (tertiary centre):

Cân nhắc chuyển viện khi:

  • Suy giảm ý thức rõ ràng hoặc tình trạng nhận thức không cải thiện  như mong đợi.
  • Cần hỗ trợ hô hấp

Tiêu chuẩn xuất viện :

  • Nếu dấu hiệu ngộ độc không tiến triển sau 6 giờ uống thuốc.
  • Điểm Glasglow bình thường
  • Điện tâm đồ bình thường
  • Trường hợp ngộ độc cố ý, bản đánh giá nguy cơ phải cho thấy trẻ em (hoặc  thanh thiếu niên) có nguy cơ thấp tự  ngược đãi bản thân sau khi  xuất viện.

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.