Menu

Nhiễm trùng da do tụ cầu ở trẻ em

Dịch: DS. Võ Thị Hà

Staphylococcus aureus vẫn là một trong những vi khuẩn phổ biến nhất gây bệnh ở người. Tác nhân này chịu trách nhiệm cho hơn 70% các trường hợp nhiễm trùng da và mô mềm ở trẻ em và chiếm tới 1/5 trong tất cả các lần khám tại các phòng khám nhi khoa.

Nhiễm trùng da và mô mềm do chủ yếu S. aureus gây ra bao gồm chốc lở có bóng nước hoặc không có bóng nước, bệnh nang lông, nhọt, bệnh hậu bối (carbunculosis), viêm mô tế bào, nhiễm khuẩn vết thương do chấn thương hoặc phẫu thuật, viêm vú và viêm rốn trẻ sơ sinh. Nhiễm trùng da và mô mềm khác có thể do ngoài S. aureus thường do nhiều vi khuẩn gây bệnh, đòi hỏi điều trị đặc biệt. Chúng bao gồm bỏng, loét vết thương (đặc biệt ở vùng quanh hậu môn), vết thương ở chân, cũng như các vết cắn của người và động vật có vú.

Điều trị các nhiễm khuẩn da tụ cầu khác nhau tùy theo mức độ nghiêm trọng của tổn thương và sức khoẻ của trẻ từ các chất khử trùng tại chỗ đến các kháng sinh tiêm tĩnh mạch kéo dài.

Việc điều trị lựa chọn thuốc kháng sinh đường uống vẫn là các thuốc penicillin kháng penicillinase như flucloxacillin.

Cefalexinerythromycin là những lựa chọn thay thế hiệu quả về mặt chi phí-hiệu quả với phổ rộng hơn, mặc dù cần phải cẩn thận với việc sử dụng macrolide vì sự phát triển đề kháng vi khuẩn với nhiều loại kháng sinh, đặc biệt là nhóm lincosamid.

Các cephalosporin khác như cefadroxilcefprozil cũng có hiệu quả, có thể dùng một lần mỗi ngày và có khả năng dung nạp tốt hơn – trong khi azithromycin có lợi thế hơn khi dùng liệu pháp trong 3 ngày. Tuy nhiên, tất cả các thuốc này đều đắt hơn.

Mặc dù các kháng sinh được dùng trong 10 ngày trong hầu hết các thử nghiệm lâm sàng nhưng không có bằng chứng nào cho thấy thời gian này hiệu quả hơn đợt điều trị 7 ngày.

Ở trẻ cần điều trị bằng đường tĩnh mạch, ceftriaxone có lợi thế lớn so với các thuốc kháng khuẩn khác như sulbactam / ampicillincefuroximeceftriaxone có thể dùng một lần một ngày và vì vậy, có thể thích hợp cho điều trị ngoại trú ở các bệnh nhiễm trùng da từ vừa đến nặng.

Các cephalosporin thế hệ mới hơnloracarbef cũng có hiệu quả và có hoạt phổ rộng hơn, nhưng không mang lại bất kỳ lợi ích bổ sung nào và đắt hơn đáng kể.

Nhiễm trùng da và mô mềm do S. aureus kháng methicillin (MRSA) vẫn còn tương đối hiếm ở trẻ em. Những đứa trẻ khỏe mạnh nhiễm khuẩn MRSA mắc phải tại cộng đồng có thể điều trị bằng clindamycin hoặc trimethoprim-sulfamethoxazole (cotrimoxazole), nhưng phải được theo dõi chặt chẽ các tác dụng bất lợi nghiêm trọng có khả năng xảy ra. Trong những trường hợp nhiễm trùng nặng, vancomycin vẫn là phương pháp điều trị được lựa chọn, trong khi teicoplanin tiêm tĩnh mạch và clindamycin là những lựa chọn thay thế phù hợp. Linezolidquinupristin / dalfopristin hiện đang cho thấy triển vọng hứa hẹn cho việc điều trị nhiễm trùng Gram dương đa kháng.

Mặc dù việc lựa chọn kháng sinh là rất quan trọng, việc điều trị hỗ trợ, bao gồm việc loại bỏ bất kỳ phần cơ thể ngoại lai nhiễm khuẩn, phẫu thuật dẫn lưu các vết thương bị tắc nghẽn, và làm sạch vết thương thường xuyên đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo đảm chữa bệnh.

Nguồn: Ladhani S, Garbash M. Staphylococcal skin infections in children: rational drug therapy recommendations. Paediatr Drugs. 2005;7(2):77-102. Link: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/15871629

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.