Menu

Quản lý thuốc nguy cơ cao

Phan Thị Diệu Hiền, TS.DS. Võ Thị Hà

  1. Thuốc nguy cơ cao là gì?

Thuốc có nguy cơ cao (TNCC) là thuốc có khả năng cao gây tổn hại đáng kể cho bệnh nhân nếu gặp sai sót trong quá trình sử dụng.

  1. Tỷ lệ sai sót liên quan đến TNCC và hậu quả?

Từ các dữ liệu của 443.683 sai sót thuốc được báo cáo trong 3 năm từ 2006-2008 của 537 cơ sở y tế tại Mỹ đã chỉ ra rằng, lỗitrong toàn bộ quá trình sử dụng các thuốc có nguy cơ cao xảy ra phần lớn ở quá trình thực hiện thuốc (29%), cấp phát (29%), tiếp theo là sao chép đơn (25%), kê đơn (12%).

Dựa trên 3.184 báo cáo trong dữ liệu Pharmacopeia MedMarx (Mỹ) về các thuốc nguy cơ cao và mức độ gây ra lỗi khi sử dụng, theo đó Opioid, Insulin và Heparin chiếm tổng số 33.7% các lỗi thường gặp trên lâm sàng, đặc biệt 3-5% trong các lỗi này gây tử vong cho bệnh nhân.

  1. Bệnh viện ĐH Y Dược Huế xây dựng danh mục TNCC như thế nào?

  1. Thuốc nào là thuốc nguy cơ cao tại bệnh viện ?

Tại bệnh viện Đại học Y Dược Huế, TNCC được chia thành 7 nhóm chính, gồm 39 hoạt chất:

  • Tim mạch

  • Heparin + chống đông

  • Ung thư

  • Opioid

  • CaCl2 + dung dịch ưu trương

  • Insulin

Tập hợp các chữ cái đầu tiên của mỗi nhóm sẽ thu được Từ viết tắt “THUOC!” để dễ nhớ (Hình 1).

Hình 1: Poster “Quản lý TNCC” của BV ĐH Y Dược Huế

  1. Biện pháp gì để quản lý TNCC?

         5.1 Quá trình kê đơn

  • Xây dựng phác đồ chuẩn đối với các thuốc nguy cơ cao.

  • Không viết tắt, viết rõ ràng tên TNCC khi kê đơn

  • Ghi rõ liều, đường dùng, thời gian tiêm truyền,

chẩn đoán.

                  Ví dụ: Dopamin 5mcg/kg IV trong 1 phút

  • Nên kê đơn bằng máy tính để tránh những sai sót khi viết tay.

  • Lưu ý khi kê đơn bằng máy tính có thể gâyra những sai sót mới do dùng phần mềm như: kê đơn nhầm tên thuốc gần giống nhau.

  • Thêm chức năng cảnh báo tự động: phát hiện tương tác thuốc, chống chỉ định, thuốc trùng lặp…

         5.2 Quá trình bảo quản, lưu trữ

  • Đặt ở vị trí riêng biệt và gián nhãn các thuốc dễ gây nhầm lẫn (Hình 2).

  • Đặt ở vị trí riêng biệt và gián nhãn  “THUỐC NGUY CƠ CAO” (Hình 3).

         5.3 Quá trình cung ứng/cấp phát TNCC từ Khoa Dược hay Khoa phòng cho bệnh nhân

  • Tránh mua các thuốc dễ ngây nhầm lẫn

  • Xây dựng quy trình cấp phát rõ ràng, cụ thể. Có quy trình cấp phát riêng với những nhóm thuốc đặc biệt.

  • Lưu ý các từ viết tắt, kí hiệu trong đơn thuốc.

  • Hạn chế gây gián đoạn trong quá trình cấp phát.

  • Thực hiện kiểm tra chéo khi cấp phát

  • Chú ý các thuốc LASA khi cấp phát.

         5.4 Sử dụng TNCC ở bệnh nhân

  • Tư vấn dùng thuốc cho bệnh nhân
  • Phát các tài liệu phát tay
  • Dán nhãn cảnh báo cho từng loại TNCC cho bệnh nhân.

 

Tài liệu tham khảo

  1. American Society of Hospital Pharmacists (1993), “ASHP guidelines on preventing medication errors in hospitals”, American Journal of HospitalPharmacy, 50, 305-314.
  2. Australian Commission on Safety and Quality in Health Care (2015), High risk medicines, Link: http://www.safetyandquality.gov.au/our-work/medication-safety/medication-alerts/
  3. Pharmaceutical Services Division. Ministry of Health Malaysia. “Guideline on Safe Use of High-alert medications”
  4. Patient Briefing. National Patient Safety Agency. 28/3/2007
  5. Saedder EA, et al. (2014), “Identifying high-risk medication: a systematic literature review, Eur J Clin Pharmacol, 70, 637–45.
  6. Ali Rashidee, et al. (2009, 25/01/2015), High-Alert Medications: ErrorPrevalence and Severity. Link:http://psqh.com/data-trends-july-august-2009.

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.