Menu

Sốt ở trẻ em và những thông tin cần biết

Trích từ cuốn sách “Sổ tay tư vấn dành cho dược sĩ nhà thuốc – 30 triệu chứng thông thường” của TS.DS. Võ Thị Hà

Giới thiệu ·         Sốt là tình trạng thân nhiệt cao hơn lúc bình thường (37C), tức từ 37,5C trở lên nếu đo ở miệng hay nách, hoặc từ 38C trở lên nếu đo ở hậu môn.

·         Sốt là một đáp ứng bình thường của cơ thể với một số tình trạng, phổ biến nhất là nhiễm khuẩn như nhiễm virus (cảm lạnh thông thường và cúm), nhiễm vi khuẩn (viêm xoang, NK tai, viêm phế quản, NK đường tiểu, viêm dạ dày-ruột, bạch hầu …). Sốt cũng có thể do các nguyên nhân khác gây ra như ung thư, dị ứng, rối loạn nội tiết….

·         Sốt không phải là một bệnh mà là một đáp ứng có lợi của cơ thể với bệnh. Sốt giúp cơ thể chống lại nhiễm khuẩn bằng cách kích hoạt hệ thống miễn dịch.

·         Hầu hết sốt kéo dài 2-4 ngày và không có hại.

·         Mức độ sốt:

– Nhẹ: 38-38,5 độ

– Trung bình: 38,5-39,5 độ

– Cao: > 39,5 độ

·         Sốt cao không gây tổn hại não vĩnh viễn nếu sốt không quá 42 độ. Hầu hết sốt 37,5-40 độ không gây hại cho trẻ.

·         Nhiệt độ cơ thể khi sốt thường dao động. Không cần kiểm soát sốt chặt chẽ.

Các câu hỏi dành cho bệnh nhân ·         Trẻ bao nhiêu tháng/tuổi ? (lớn hơn 3 tháng tuổi?) Sốt bao nhiêu độ ?

·         Đo thân nhiệt bằng dụng cụ gì ? Đo như thế nào ?

·         Sốt từ khi nào ? (kéo dài trên 2 ngày ?)

·         Các dấu hiệu bất thường khác ? Có co giật ? Có dấu hiệu mất nước (trán lõm, miệng khô, khô nước mắt, mắt sũng, da bất thường, hô hấp bất thường, mạch yếu, lạnh tay-chân, chậm làm đầy mao mạch (>3 giây)?

·         Trẻ có ăn uống bình thường ? Thở bình thường ? Hoạt động bình thường ?

·         Có tiêm vắc xin gần đây (trong vòng 48h?) Trẻ có tiếp xúc với người bị bệnh khác ?

·         Các bệnh mắc kèm ?

·         Đã dùng thuốc gì để điều trị ? Có dùng kháng sinh gần đây ?

Triệu chứng ·         Sốt có thể kèm với đổ mồ hôi, run, đau đầu, đau cơ, phát ban

·         Sốt cao có thể dẫn đến rối loạn chức năng tâm thần như buồn ngủ quá mức, dễ bị kích thích co giật…

Chẩn đoán phân biệt ·         Sốt do bệnh màng não: sốt, nổi ban không trắng, yếu, đường kính ban >2mm, màu tím, cứng cổ, co giật, giảm ý thức, thóp phồng ra, khóc hét lên.

·         Sốt do viêm phổi: sốt, nhịp thở nhanh (>60 nhịp/phút với trẻ ≤ 5 tháng tuổi; >50 nhịp/phút với trẻ 6-12 tháng tuổi; > 40 nhịp/phút với trẻ >12 tháng tuổi), có tiếng kêu trong ngực, phồng mũi, xanh tím.

·         Sốt do nhiễm trùng đường tiểu: sốt, nôn, ăn kém, kích thích, đau bụng, tiểu nhiều hoặc khó tiểu.

·         Sốt do mọc răng: không có hoặc ít bằng chứng ủng hộ niềm tin phổ biến là mọc răng gây sốt, dù cũng khó để bác bỏ hoàn toàn quan niệm này, nên luôn tìm các nguyên nhân khác gây sốt và sốt ≥39 độ thì không thể là do mọc răng.

·         Sốt do tiêm chủng: Sốt và phản ưng tại chổ (đau, sưng, đỏ) là phản ứng bình thường của tiêm vắc xin và không có hại.

Trường hợp cần đi khám bác sĩ ·         Sốt ≥ 38 độ(đo trực tràng) ở trẻ  < 3 tháng tuổi

·         Sốt ≥39 độ (đo trực tràng) ở trẻ 3 đến 36 tháng

·         Sốt ≥40 độ

·         Sốt  ≥ 3 ngày

·         Khi kèm theo triệu chứng: da-môi hoặc lưỡi xanh xao, phát ban, co giật, mất tỉnh táo, ngất, cứng cổ, khó thở, đau nặng ở mọi vùng trên cơ thể (đặc biệt là đầu, bụng và ngực)

·         Khóc không dứt hoặc khóc khi tiếp xúc trực tiếp

·         Không ăn uống

·         Tiểu thẩm màu

Điều trị

·         Có những ưu điểm và nhược điểm khi điều trị sốt. Sốt có thể đóng vai trò giúp chống lại nhiễm khuẩn, nhưng nó cũng có thể gây khó chịu cho trẻ.

·         Mức độ cao của sốt không phải luôn luôn là chỉ dấu tốt nhất cho việc có cần hạ sốt cho trẻ hay không. Thay vào đó, điều quan trọng là chú ý hành vi và biểu hiện của trẻ.

·         Điều trị sốt: được khuyến cáo nếu trẻ có vấn đề bệnh lý đi kèm như bệnh tim, phổi, não, thần kinh. Nếu trẻ đã từng bị co giật sốt trong quá khứ, điều trị sốt không cho thấy có khả năng phòng co giật nhưng vẫn là một thận trọng hợp lý cần cân nhắc. Điều trị sốt có thể hữu ích nếu trẻ khó chịu, dù điều trị là không nhất thiết là cần thiết.

·         Không cần điều trị: trong nhiều trường hợp, không cần điều trị sốt ở trẻ.

– Trẻ ≥ 3 tháng tuổi có nhiệt độ trực tràng < 39 độ và khỏe mạnh, hoạt động bình thường không cần điều trị sốt.

– Tiêm vắc xin và sốt: Dùng thuốc hạ sốt để dự phòng khi tiêm vắc xin làm giảm đáp ứng kháng thể với vắc xin. Thuốc hạ sốt không nên dùng để điều trị cũng như dự phòng sốt và đáp ứng viêm tại chỗ khi tiêm vắc xin. Thuốc hạ sốt có thể cân nhắc dùng để làm trẻ thoải mái hơn nếu có biên chứng liên quan tiên vắc xin như viêm mô tế bào hoặc biến chứng hệ thống.

·         Thuốc hạ sốt: cân nhắc dùng paracetamol hoặc ibuprofen ở trẻ bị sốt gây khó chịu và không dùng thường quy với mục đích duy nhất là giảm sốt. Hai thuốc này có thể hạ 1-1,5 độ. Chỉ dùng cho đến khi trẻ vẫn còn khó chịu và dừng nếu trẻ đã hết khó chịu. Thay đổi qua thuốc khác nếu không đỡ. Không phối hợp đồng thời cả hai thuốc.Chỉ đổi sang dùng thuốc khác nếu sốt vẫn dai dẳng. Ưu tiên dùng đường uống, chỉ dùng đường trực tràng khi không thể uống vì nôn. Paracetamol và ibuprofen không chống chỉ định ở trẻ em bị sốt kèm hen, trừ trường hợp những trẻ bị hen khởi phát do paracetamol hay NSAID.

–  Paracetamol: dùng cho trẻ >2 tháng tuổi. Liều đường uống 15mg/kg, mỗi 4-6h khi cần. Liều tối đa: 90mg/kg/ngày (tổng là 4g). Liều tính theo cân nặng.

–  Ibuprofen: cho trẻ > 6 tháng tuổi. Liều đường uống 10mg/kg, mỗi 6h khi cần. Liều tối đa: 40mg/kg/ngày. Liều tính theo cân nặng.

–  Acid mefenamic: cho trẻ > 6 tháng tuổi, có thể là sự lựa chọn thay thế của ibuprofen. Liều khuyến cáo là 6,5mg/kg cân ặng, nhưng không quá 3 lần/ngày.

–  Aspirin không khuyến cáo dùng cho trẻ <18 tuổi vì lo ngại gây bệnh nghiệm trọng dù hiếm gặp là hội chứng Reye.

–  Các thuốc phối hợp NSAID, paracetamol, codein và/hoặc kháng histamin không nên dùng cho trẻ em.

–  Liều thuốc hạ sốt ở trẻ nên tính chính xác theo cân nặng, và không nên chỉ ước tính. Để tính liều chính xác, thuốc dạng nước nên dùng bơm tiêm để cho trẻ uống thuốc.

NSAID Paracetamol
Chống chỉ định Mẫn cảm, loét dạ dày-tá tràng, chảy máu tiêu hóa, suy thận, suy gan, suy tim nặng
Thận trọng Hen, bệnh tim, mất nước, dùng đồng thời với thuốc tăng nguy cơ chảy máu, ti

n sử loét dạ dày-tá tràng, bất thường đông máu, dị ứng, suy gan-thận

Suy gan, suy thận, quá liều

 

·         Bù dịch: Sốt có thể làm tăng nguy cơ mất nước ở trẻ. Cần khuyến khích trẻ bú sữa, uống nước hoặc ORS thường xuyên.

·         Kháng sinh: không dùng kháng sinh đường uống cho trẻ bị sốt nếu không có nhiễm khuẩn rõ ràng.

·         Tắm và lau: Lau không hiệu quả bằng thuốc hạ sốt và thường không khuyến cáo.

·         Một số lời khuyên khi dùng thuốc cho trẻ:

–  Không bao giờ dùng muỗng cá nhân để đong thuốc, chỉ nên dùng muỗng/dụng cụ đã được cung cấp cùng chế phẩm. Nếu không được cung cấp, người nhà nên dùng bơm tiêm hoặc muỗng đã được định liều.

–  Thuốc hạ sốt bắt đầu có tác dụng trong 1-3h. Nếu sốt chưa hạ sau một liều dùng, không dùng liều khác ngay lập tức. Đợi cho đến khoảng thời gian khuyến cáo mới dùng liều tiếp theo.

–  Nếu trẻ nôn ngay lập tức sau dùng liều thuốc, liều khác có thể dùng bù.

–  Thuốc hạ sốt sẽ không đưa nhiệt độ cơ thể về bình thường trừ khi ban đầu đã sốt nhẹ.

–  Tránh dùng các chế phẩm phối hợp và thuốc trị ho và cảm lạnh, vì làm phức tạp việc tính liều và có thể tăng nguy cơ quá liều và tác dụng có hại.

Các lời khuyên ·         Đo nhiệt độ: bằng đường trực tràng hoặc miệng là chính xác hơn. Đo ở nách ít chính xác, nhưng có thể hữu ích khi đo lần đầu ở trẻ < 3 tháng tuổi. Không chính xác nếu chạm vào da trẻ để xác định nhiệt độ của trẻ vì nó sẽ phụ thuộc rất lớn vào nhiệt độ của người chạm tay. Dùng kẹp nhiệt độ điện tử hơn là kẹp nhiệt độ thủy tinh. Theo dõi các dấu hiệu mất nước: thóp hõm, khô miệng, mắt trũng, khô nước mắt, vẻ bề ngoài kém.

·         Không mặc quần áo quá mỏng hoặc quá dày và giữ phòng ngủ thoáng

·         Bổ sung nhiều dịch thường xuyên (bú sữa mẹ là tốt nhất nếu trẻ vẫn còn đang bú sữa mẹ)

·         Kiểm tra trẻ buổi tối, nhưng đừng đánh thức trẻ chỉ để uống thuốc hạ sốt.

·         Ăn thức ăn lỏng như cháo, đặc biệt là cháo gà

·         Uống nước hoa quả, sinh tố

Tài liệu tham khảo 1.      Desert Shores Pediatric (2016). Fever Guidelines.

2.      NICE (2017). Fever in under 5s: assessment and initial management.

3.      Mark A Ward (2017). Patient education: Fever in children (Beyond the Basics). UpToDate.

4.      Chiappini E et al. 2016 Update of the Italian Pediatric Society Guidelines for Management of Fever in Children. J Pediatr. 2017;180:177-183.e1.

5.      Green R et al. Management of acute fever in children: Guideline for community healthcare providers and pharmacists. SAMJ. 2010;103(12).

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.