Menu

Tư vấn tại quầy thuốc: “Tôi bị sổ mũi”


5. Tôi bị sổ mũi

Ø  Đối với căn bệnh phổ biến này, việc tư vấn chăm sóc tại chỗ luôn hữu ích
Ø  Hãy đặt vài câu hỏi để phát hiện viêm xoang hay viêm mũi dị ứng cần thăm khám.
Kiến thức lâm sàng
Sổ mũi luôn do một loại vi rút gây ra (gần 100 vi rút viêm mũi họng chủng rhinovirus) do tiếp xúc với người bị sổ mũi gây nhiễm cho bạn khi ho, khi nói và cũng có thể khi bắt tay nhau (không phải do nhiễm lạnh mà là chúng ta bị sổ mũi). Sổ mũi là một bệnh thông thường, rất phổ biến vào mùa đông, gây  tắc mũi, trước tiên là chảy nước mũi trong sau đó là nước mũi hơi vàng, hắt hơi và tất nhiên là cả đau đầu nhẹ và ho.
Tuy nhiên hãy cẩn thận với sổ mũi kéo dài kèm theo tình trạng nước mũi màu vàng, có mủ, đau mặt, cảm giác có sự lan tỏa trên toàn bộ mặt, ho về đêm. Có thể sổ mũi đã tiến triển thành viêm xoang.
Cũng nên cẩn thận với sổ mũi kèm theo hắt hơi liên tục, chảy nước mũi nhiều, sổ mũi kèm theo ngứa mũi; đó chắc chắn là biểu hiện của viêm mũi dị ứng theo mùa hoặc viêm mũi dị ứng mãn tính kinh niên.
Lời khuyên cho bạn
Xin nhắc lại với bạn một câu ngạn ngữ cổ: “Sổ mũi nếu không điều trị sẽ kéo dài 1 tuần, sổ mũi nếu điều trị sẽ kéo dài 7 ngày”. Vì vậy bạn sẽ cẩn phải giảm các triệu chứng và làm cho giai đoạn này trở nên thoải mái hơn.
Đối với một người trưởng thành bị sổ mũi, hãy khuyên:
§  – Rửa mũi bằng dung dịch Natri Clorua Gilbert® hoặc Physiologica 5mL Gifrer® trong lọ đơn liều 5mL hoặc bằng lọ xịt nước muối: Humer 150®, Physiomer®, Sinomarin®.
§–  Xông bằng cách sử dụng một ống xông hoặc đơn giản là đặt đầu lên phía trên một bát nước rất nóng có chứa ống thuốc xông Calyptol® hoặc một muỗng súp Balsolène® có gốc tecpen.
§  – Một chấm vazơlin hay kem có chứa cồn thuốc hoa quả, Homeoplasmine®, để làm dịu tình trạng rát mũi.
– Nếu những hướng dẫn này không đủ để giúp bệnh nhân của bạn cảm thấy thoải mái như mong muốn, hãy cho dùng thuốc chống sổ mũi theo đường uống:
§  Thuốc có chứa pseudo-ephedrine (một loại thuốc làm co mạch) như Sudafed®: một viên nén 3 lần mỗi ngày;
§  Thuốc chứa hỗn hợp pseudo-ephedrine và paracetamol, như  Dolirhume® (2 đến 6 viên nén mỗi ngày) hoặc pseudo-ephedrine và ibuprofene như  Rhinadvil® (2 đến 6 viên nén mỗi ngày);
§  – Thuốc chứa hỗn hợp pseudo-ephedrine, paracetamol và một  thuốc thuộc nhóm kháng histamine, được đùng để hạn chế phản ứng không mong muốn của niêm mạc mũi như các phản ứng dị ứng nhưng thường gây buồn ngủ một chút: Actifed® ngày và đêm, Humex® sổ mũi dạng viên nén và viên nang: 3 viên nén ban ngày và 1 viên nang ban đêm.
Lợi ích của thuốc co mạch là làm giảm sản sinh chất nhầy mũi và giảm sưng niêm mạc; chúng ta cảm thấy mũi thở tốt hơn và khô hơn! Tuy nhiên:
§  Các thuốc này chỉ dành cho người lớn và trẻ vị thành niên từ 15 tuổi trở lên;
§  Hãy lưu ý rằng các thuốc co mạch theo đường toàn thân (pseudo-ephedrine) chống chỉ định đối với những người bị bệnh mạch vành và cao áp huyết.
Tránh nhỏ thuốc sát trùng có chứa gốc amoni bậc 4 (Biocidan® nasal, Prorhinel®), benzalkonium (Humex® rhume, Euvanol®). Những thuốc sát trùng này rất ít tác dụng trên vi rút. 

Dịch: Văn Thị Hường
Hiệu đính: DS. Nguyễn Duy Hưng 

Nguồn: Caquet R. La médication officinal – Conseils et médicaments délivrés par le pharmacien à l’officine 3è ed. 2003.


Nguồn: Caquet R. La médication officinal – Conseils et médicaments délivrés par le pharmacien à l’officine 3è ed. 2003.

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.