Menu

Xác định độ nhạy cảm của vi khuẩn với kháng sinh – ABCs

CHƯƠNG 4: Xác định độ nhạy cảm của vi khuẩn với kháng sinh

Dịch: DS. Nguyễn Quang Việt

Hiệu đính: DS. Võ Thị Hà

 

Chúng ta đã thảo luận về ba quá trình ở vi khuẩn đều rất cần thiết cho sự sống còn của chúng và khác biệt tương ứng của chúng với các quá trình ở tế bào con người: hình thành vách tế bào, sản xuất protein của vi khuẩn và sự nhân lên của nhiễm sắc thể của vi khuẩn. Mỗi quá trình này cung cấp các mục tiêu khác nhau để thuốc kháng sinh ức chế vi khuẩn. Kháng sinh có chia thành hai nhóm: Kháng sinh diệt được vi khuẩn được gọi là kháng sinh diệt khuẩn (bactericidal) và những kháng sinh chỉ đơn thuần ngăn chặn tăng trưởng của vi khuẩn được gọi là các kháng sinh kìm hãm (bacteriostatic). Các kháng sinh kìm hãm dựa vào hệ thống miễn dịch để loại bỏ các vi khuẩn bằng cách không cho vi khuẩn nhân lên trong cơ thể người bệnh.

Nồng độ ức chế tối thiểu (Minimum Inhibitory Concentration-MIC) và nồng độ diệt khuẩn tối thiểu (Minimum Bactericidal Concentration-MBC) là đại lượng định lượng tính nhạy cảm của một vi khuẩn phân lập đối với một kháng sinh nhất định. Như tên gọi đã thể hiện, MIC là nồng độ tối thiểu của một thuốc kháng sinh vẫn có thể ngăn chặn sự phát triển của chủng vi khuẩn phân lập. Tương tự như vậy, MBC là nồng độ tối thiểu của một thuốc kháng sinh dẫn tới giết chết vi khuẩn phân lập.

Trong thực tế một số thử nghiệm đã được triển khai để xác định một chủng vi khuẩn nhất định có nhạy cảm hoặc kháng với một kháng sinh cụ thể không. Theo Phương pháp Kirby-Bauer (kỹ thuật khoanh giấy kháng sinh khuếch tán trên thạch), khoang giấy tẩm kháng sinh được bỏ vào đĩa thạch đã láng một loại vi khuẩn. Kháng sinh khuếch tán từ các khoang giấy, quá trình xác lập một gradient có nồng độ thấp dần nếu càng xa khoang giấy tẩm kháng sinh. Sự tăng trưởng của vi khuẩn sẽ bị ức chế trên diện tích xung quanh các khoang giấy tẩm kháng sinh. Đo đường kính trên có thể sử dụng để xác định được xem các chủng vi khuẩn nhạy cảm hay đề kháng với một thuốc kháng sinh.

Phương pháp Etests (Epsilometer test Epsilon) hoạt động trên nguyên tắc tương tự, ngoại trừ sử dụng các dải dài thay cho các khoang giấy tẩm kháng sinh. Các dải được ngâm tẩm một gradient giảm dần nồng độ kháng sinh dọc theo chiều dài. Khi thả các dải dài vào đĩa thạch đã láng một loại vi khuẩn, vi khuẩn sẽ phát triển cho tới cuối của dải dài nơi nồng độ kháng sinh thấp nhưng không phát triển ở đầu của dải dài có nồng độ kháng sinh cao. Vết có mảng vi khuẩn đầu tiên chạm vào dải dài được sử dụng để tính MIC, có thang đánh số nồng độ ngay trên dải để hỗ trợ xác định MIC.

Phương pháp canh pha loãng Broth vận hành theo nguyên tắc tương tự, ngoại trừ kháng sinh được pha loãng tốt hơn trong các môi trường chất lỏng hơn trong môi trường thạch. Trong các thử nghiệm này, môi trường với độ pha loãng lớn nhất của kháng sinh mà vi khuẩn không phát triển thì đó chính là MIC. Hiện tại các phòng xét nghiệm vi sinh ở hầu hết các bệnh viện lớn đều sử dụng các máy dựa trên những nguyên tắc này để tự động kiểm tra hàng trăm chủng vi khuẩn phân lập.

ĐIỂM QUAN TRỌNG

Hệ thống miễn dịch dường như tương đối không có hiệu quả trong việc loại trừ vi khuẩn ở một số loại bệnh nhiễm khuẩn như viêm màng não và viêm màng trong tim. Trong các bệnh nhiễm khuẩn này, nên sử dụng kháng sinh diệt khuẩn (bactericidal) thay vì kháng sinh kìm khuẩn (bacteriostatic).

CÂU HỎI

1. Kháng sinh ———————— diệt vi khuẩn thay vì ức chế tăng trưởng của vi khuẩn.

2. Phương pháp đo lường sự nhạy cảm kháng sinh sử dụng khoang giấy tẩm kháng sinh bỏ vào đĩa thạch đã láng một loại vi khuẩn gọi là phương pháp ————————

3. Các phương phápđo lường sự nhạy cảm kháng sinh bằng cách pha loãng kháng sinh trong môi trường lỏng được gọi là phương pháp  ————————.

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.