Menu

Levofloxacin không làm tăng nguy cơ tổn thương cơ xương ở trẻ em

Dịch: DS. Nguyễn Ngọc Vũ Nam

Link: https://www.healio.com/pediatrics/developmental-behavioral-medicine/news/online/%7B9e347614-18c4-4c17-81a9-86ea3bf6177d%7D/levofloxacin-does-not-increase-childrens-risk-for-musculoskeletal-injuries

 

Bệnh nhiễm trùng ở trẻ em, tháng 7 năm 2014

Không có sự khác biệt về những tác dụng bất lợi trên cơ xương được tìm thấy ở trẻ em giữa Levofloxacin và nhóm thuốc đối chứng (Corticoids và NSAIDs), dựa theo các kết quả nghiên cứu mới.

Ngoài ra, một vài tổn thương sụn có thể xảy ra ở trẻ em được điều trị với Levofloxacin trở thành không thể phát hiện trên lâm sàng sau 5 năm, dựa theo nghiên cứu của tác giả John S. Bradley, MD, thuộc đại học California tại San Diego, và đồng nghiệp.

Nghiên cứu trên 207 trẻ em, với độ tuổi trung bình và khoảng 2.9 tuổi, điều trị với Levofloxacin (n=124) và nhóm đối chứng (n=83) 4 năm sau khi hoàn tất 1 năm điều trị; 9% trong mỗi nhóm bao gồm trong phần tiếp sau.

Những người tham gia nghiên cứu đã xác định bằng giao thức nghiên cứu các rối loạn cơ xương hoặc các tác động bất lợi trên cơ xương; và được xem xét nguy cơ cao đối với xương hay nhiễm độc khớp. Đánh giá an toàn ở trẻ em bao gồm trẻ 5 tuổi, 49% của  mỗi nhóm điều trị, Levofloxacin hay nhóm đối chứng, đã hoàn thành nghiên cứu.

46 trẻ được điều trị với Levofloxacin và 16 trẻ được điều trị với nhóm đối chứng đã được xác định bằng giao thức nghiên cứu các rối loạn cơ xương hoặc các tác động bất lợi trên cơ xương sau 1 năm hoàn tất điều trị.

Với những xem xét về nguy cơ cao nhất dành cho thuốc có thể đạt được về các tác dụng bất lợi về cơ xương, 6 trẻ đã có báo cáo về tác dụng bất lợi trên cơ xương xảy ra trong năm thứ 2 và 5 của sự quan sát; trong đó có 3 trẻ trong nhóm sử dụng Levofloxacin và 3 trẻ sử dụng nhóm đối chứng;

Ủy ban dữ liệu về an toàn và giám sát nghi ngờ 29 trẻ điều trị với Levofloxacin và 10 trẻ điều trị với nhóm đối chứng có khả năng xác định bằng các giao thức nghiên cứu các tác động bất lợi trên cơ xương. Tuy nhiên, dựa theo các kết quả của nghiên cứu, tới năm 5, chỉ có 1 trẻ vẫn còn tiếp tục lo ngại về nguy cơ độc tính của thuốc.

Trẻ em ở cả 2 nhóm điều trị có những đặc tính phát triển như nhau ở năm 5. Ở cả 2 nhóm  điều trị tỉ lệ ngang nhau các trường hợp: không có sự thay đổi về tỉ lệ chiều cao, tăng tỉ lệ hay giảm tỉ lệ.

Không có các tác dụng phụ nghiêm trọng liên quan tới hệ thống cơ xương.

“Kết quả của nghiên cứu này nên được xem xét bên cạnh các kết quả sớm của những phát hiện trước đó trong 12 tháng [giám sát giai đoạn tiếp theo] nghiên cứu của Levofloxacin và cung cấp thêm các bằng chứng hỗ trợ các an toàn tương đối của Levofloxacin ở trẻ em với những liên quan  độc tính sụn. Nếu những tổn thương lâu dài xảy ra với Levofloxacin, tỷ lệ của những biến cố là thấp; nếu tổn thương xảy ra, nó dường như bị đảo ngược như đánh giá ở năm 5”.

“Sử dụng cẩn thận kháng sinh nhóm Fluoroquinolone cho trẻ em trong những trường hợp mà những nhóm kháng sinh khác không có sẵn hoặc được cho phép, đặc biệt khi liệu trình đường uống có thể được sử dụng thay thế cho liệu trình đường tĩnh mạch, được hỗ trợ bởi dữ liệu nghiên cứu dài hạn Levofloxacin”, những người nghiên cứu kết luận.

 

Tài liệu tham khảo:

  1. Bradley JS. Pediatrics. 2014; doi:10.1542/peds.2013-3636.
  2. Assessment of musculoskeletal toxicity 5 years after therapy with levofloxacin. Link
  3. Comparative safety profile of levofloxacin in 2523 children with a focus on four specific musculoskeletal disorders. Link

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.