Menu

Quản lý hen: Vai trò của Dược sĩ

DS. Trần Hữu Nhật Duy – Khoa Dược, BV Trung Ương Huế

Nguồn: Yvette C. Terrie. Patient education on asthma can reduce related hospitalizations, emergency visits, and deaths. Pharmacy Times. Link

 

Giáo dục bệnh nhân về hen phế quản có thể giảm tình trạng nhập viện, cấp cứu, và tử vong

Theo trung tâm kiểm soát và phòng chống bệnh tật, ước tính khoảng 25 triệu người ở Mỹ mắc bệnh hen và số lượng trường hợp được chẩn đoán hen tăng lên hàng năm. Ngoài ra, tỉ lệ 1 trên 11 trẻ em và 1 trên 12 người lớn bị hen phế quản. Hậu quả hen phế quản làm mất 10 triệu ngày làm việc và 13 triệu ngày học vì những triệu chứng không kiểm soát được (Bảng 1)

Bảng 1: Triệu chứng thông thường của Hen phế quản

– Ho thường xuyên

– Vấn đề về giấc ngủ liên quan đến ho và khò khè

– Khò khè

– Thở dốc hoặc vấn đề về hô hấp

– Đau ngực hoặc đau thắt ngực

Hen phế quản được nhìn nhận là bệnh mãn tính chủ yếu của trẻ nhỏ và ảnh hưởng xấp xỉ 7 triệu trẻ em. Hai phần ba trong tổng số ca Hen được chẩn đoán trươc 18 tuổi, nhưng nhiều nghiên cứu chỉ ra rằn khoảng 50% bệnh nhân nhi được chẩn đoán hen phế quản có các triệu chứng giảm hoặc biến mất trước lúc trưởng thành.

Dược sĩ góp phần trong việc cung cấp cho bệnh nhân nguồn thông tin giá trị để giáo dục bệnh nhân về các thuốc để quản lý và điều trị hen phế quản. Dược sĩ có thể hướng dẫn bệnh nhân cách sử dụng thuốc điều trị dạng xịt, đặc biệt với các bệnh nhân được chẩn đoán mới có thể bị quá tải thông tin với các chẩn đoán và các kế hoạch điều trị. Khi càng ngày càng có nhiều lựa chọn điều trị cũng như các nguồn thông tin giành cho bệnh nhân để kiểm soát cơn hen, nỗ lực hợp tác giữa chuyên gia chăm sóc sức khỏe và bệnh nhân, kết hợp giáo dục bệnh nhân và nhấn mạnh tầm quan trọng của tuân thủ điều trị, là điều cơ bản để đạt hiệu quả trong kiểm soát cơn hen. Để quản lý cơn hen hiệu quả, điều quan trọng là bệnh nhân được giáo dục về tình trạng của mình, nhận biết các dấu hiện cảnh báo cơn hen, nhận biết các tác nhân có thể gây kích phát cơn hen (bảng 2), nhận biết cách kiểm soát cơn hen cấp, tuân thủ kế hoạch điều trị, và biết cách sử dụng đúng các thuốc đã được kê. Kết quả từ nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc tăng cường nhận thức và thúc đẩy công tác giáo dục sức khỏe về hen phế quản có thể làm giảm số lượng trường hợp hen phế quản phải nhập viện, trường hợp cấp cứu, nghỉ học, nghỉ làm, và tử vong.

Bảng 2: Các tác nhân có thể gây kích phát cơn hen

– Nhiễm trùng đường hô hấp

– Hoạt động thể lực, bao gồm hoạt động thể dục

– Stress

– Tiếp xúc với không khí lạnh hoặc thay đổi nhiệt độ đột ngột

– Tiếp xúc với chất kích thích như khói thuốc, ô nhiễm không khí, hóa chất, bụi, hoặc khí dung

– Các dị nguyên như nấm mốc, lông thú, bụi nhỏ

– Các tác nhân liên quan đến thuốc như aspirin, kháng viêm non-steroid, và thuốc chẹn beta không chọn lọc.

 

Điều trị Hen

Kế hoạch điều trị hen bao gồm quản lý cơn hen và triệu chứng mãn tính, Chương trình giáo dục dự phòng hen quốc gia NAEPP đề xuất cách tiếp cận quản lý cơn hen rằng sử dụng thuốc phù hợp đối với các trường hợp nghiêm trọng và từng cá thể bệnh nhân. Hướng dẫn NAEPP cho chẩn đoán và quản lý Hen có thể truy cập tại địa chỉ www.nhlbi.nih.gov/guidelines/asthma/asthgdln.htm

Các nhóm thuốc thường sử dụng điều trị hen bao gồm: thuốc duy trì hoặc điều trị lâu dài (kiểm soát) cơn hen và thuốc tác dụng nhanh (cắt cơn hen). Các thuốc duy trì nên được sử dụng hàng ngày, được chỉ định để kiểm soát các triệu chứng hen và tránh các cơn kịch phát; thuốc cắt cơn, ví dụ nhu thuốc giãn phế quản đường hít, được sử dụng để cắt cơn hen cấp hoặc dự phòng hen xảy ra do hoạt động thể lực. Các thuốc điều trị lâu dài kiểm soát hen bao gồm corticoid đường hít, chủ vận beta 2 tác dụng kéo dài, kháng leukotrien, methylxanthin (theophylin), và các thuốc điều hòa miễn dịch.

Theo NAEPP, guidelines hiện tại đề xuất điều trị duy trì với corticoid dạng hít vì chúng rất hiệu quả trong việc giảm viêm đường dẫn khí so với các loại thuốc điều trị lâu dài – kiểm soát khác. Việc kết hợp sử dụng chủ vận beta 2 và corticoid dạng hít cho hiệu quả và an toàn khi sử dụng đơn độc corticoid dạng hít không đáp ứng đủ hiệu quả, và phối hợp này cũng là cách thay thế cho việc tăng liều corticoid dạng hít.

Thuốc cắt cơn, như chủ vận beta 2 tác dụng ngắn, nhanh chóng giảm triệu chứng bằng cách giãn cơ đường thở và nên được sử dụng trong cơn hen cấp hoặc trước hoạt động thể lực. Đối với bệnh nhân cần sử dụng thuốc cắt cơn nhiều hơn 2 lần trong 1 tuần cần thông báo cho người chăm sóc sức khỏe ban đầu của mình bởi vì điều này có thể do các triệu chứng không được kiểm soát hoàn toàn, có thể cần thay đổi kế hoạch điều trị của bệnh nhân.

Nhìn chung, mục tiêu của điều trị Hen là kiểm soát bệnh tật và cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân (bảng 3). Liệu pháp hiệu quả sẽ ngăn ngừa triệu chứng mãn tính như thở ngắn và ho, giảm nhu cầu sử dụng thuốc cắt cơn, giúp duy trì chức năng phổi tốt, và cho phép bệnh nhân trở lại với hoạt động bình thường.

Bảng 3: Các yếu tố ảnh hưởng đến kiểm soát cơn hen
– Phù hợp thuốc

– Bệnh nhân sẵn lòng sử dụng thuốc

– Xây dựng kế hoạch điều trị để hướng dẫn bệnh nhân tự quản lý tình trạng hen của mình

– Xác định các nguyên nhân gây hen

– Các biện pháp môi trường để kiểm soát dị ứng, dị nguyên, ô nhiễm khi có thể

– Điều trị các bệnh kèm theo có thể làm trầm trọng cơn hen, như viêm mũi dị ứng, trào ngược dạ dày thực quản, béo phì, ngưng thở khi ngủ.

– Giáo dục bệnh nhân về kế hoạch điều trị và cách quản lý cơn hen

– Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân thủ điều trị của bệnh nhân

– Định kỳ đánh giá liệu pháp điều trị, phản hồi và theo dõi liệu pháp điều trị

– Điều chỉnh liệu pháp điều trị khi cần thiết

Thật không may, việc không tuân thủ điều trị hen phế quản tiếp tục là một vấn đề, và một số báo cáo chỉ ra rằng tỉ lệ tuân thủ điều trị ở một mức thấp 50%. Kết quả thiếu tuân thủ điều trị này dẫn đến kết quả điều trị thấp và có thể liên quan đến việc tăng tỉ lệ bệnh tật và tử vong. Nhiều yếu tố được xác định góp phần gây không tuân thủ, ví dụ như khó khăn khi sử dụng dụng cụ hít, sử dụng kết hợp nhiều thuốc, xuất hiện các bệnh khác, tác dụng không mong muốn của thuốc, chi phí thuốc, phác đồ sử dụng thuốc phức tạp, thiếu hiểu biết và hướng dẫn về bệnh hen, thuốc, hoặc kế hoạch điều trị; và thiếu sự theo dõi bởi các nhân viên y tế chăm sóc sức khỏe ban đầu.

Tư vấn bệnh nhân

Trong quá trình tư vấn, bệnh nhân hen và người chăm sóc trẻ em bị hen nên được được giáo dục những thông tin cơ bản của bệnh lý Hen, mục tiêu điều trị, cách quản lý các nguyên nhân, cách sử dụng bình xịt định liều, tầm quan trọng của tuân thủ điều trị, mua thuốc thuốc định kỳ kịp thời, và luôn mang theo thuốc cắt cơn vì cơn hen cấp có thể xảy ra mà không có dấu hiệu cảnh báo; và cách sử dụng thuốc duy trì và cắt cơn hen. Vì bệnh nhân hen có nguy cơ tăng diễn tiến biến chứng về đường hô hấp do nhiễm khuẩn như cảm cúm và viêm phổi, bệnh nhân nên được khuyến khích tiêm phòng vắc xin cúm hàng năm.

Mặc dù Hen phế quản là một bệnh lý mãn tính, nhưng có thể quản lý thành công thông qua giáo dục bệnh nhân và tuân thủ điều trị (Bảng 4); với liệu pháp điều trị hiệu quả, bệnh nhân có thể có cuộc sống bình thường và khỏe mạnh.

Bảng 4: Các nguồn thông tin về Hen dành cho Bệnh nhân:

Bệnh nhân và người chăm sóc nên hiểu được tầm quan trọng của việc sử dụng thuốc trực tiếp và duy trì tái khám thường xuyên với nơi chăm sóc sức khỏe ban đầu để theo dõi phản hồi liệu pháp điều trị và thay đổi nếu cần thiết. Thêm vào đó, chuyên gia chăm sóc sức khỏe nên khuyến khích bệnh nhân và người chăm sóc đóng vai trò chủ động trong kế hoạch điều trị hen. Bằng cách đó, bệnh nhân chủ động hơn khi tăng kiến thức về thuốc sử dụng và kế hoạch điều trị hen của mình. Dưới đây là 2 nguồn thông tin tốt nhất giúp bệnh nhân kiểm soát bệnh hen và tận hưởng cuộc sống:

Tài liệu tham khảo:

  1. Asthma in the US Centers for Disease Control and Prevention website. www.cdc.gov/VitalSigns/Asthma. Accessed March 3, 2014.
  2. Asthma’s impact on the nation. Centers for Disease Control and Prevention website. www.cdc.gov/asthma/impacts_nation/asthmafactsheet.pdf. Accessed March 3, 2014.
  3. National Asthma Control Initiative. National Institutes of Health National Heart, Lung, and Blood Institute website. www.nhlbi.nih.gov/health/prof/lung/asthma/naci/pubs/naci-factsheet.pdf. Accessed March 3, 2014.
  4. Morris MJ. Asthma. Medscape website. http://emedicine.medscape.com/article/296301-overview. Accessed March 3, 2014.
  5. What is asthma? Centers for Disease Control and Prevention website. www.cdc.gov/asthma/faqs.htm. Accessed March 3, 2014.
  6. Asthma in adults fact sheet. American Lung Association website. www.lung.org/lung-disease/asthma/resources/facts-and-figures/asthma-in-adults.html. Accessed March 3, 2014.
  7. Asthma. Merck Manual for Healthcare Professionals Online Edition website. www.merckmanuals.com/professional/pulmonary_disorders/asthma_and_related_disorders/asthma.html. Accessed March 3, 2014.
  8. What are the signs and symptoms of asthma? National Institutes of Health National Heart, Lung, and Blood Institute website. www.nhlbi.nih.gov/health/health-topics/topics/asthma/signs.html. Accessed March 3, 2014.
  9. Expert panel report 3 (EPR-3): Guidelines for the Diagnosis and Management of Asthma. National Institutes of Health National Heart, Lung, and Blood Institute website. www.nhlbi.nih.gov/guidelines/asthma/asthgdln.htm. Accessed March 3, 2014.
  10. Asthma. American Academy of Allergy, Asthma & Immunology website. www.aaaai.org/conditions-and-treatments/asthma.aspx. Accessed March 3, 2014.
  11. How is asthma treated and controlled? National Institutes of Health National Heart, Lung, and Blood Institute website. www.nhlbi.nih.gov/health/health-topics/topics/asthma/treatment.html. Accessed March 3, 2014.
  12. Elward KS, Pollart SM. Medical therapy for asthma patients: updates from the NAEPP Guidelines. Am Fam Physician. 2010;82:1242-1251.
  13. Boulet LP, Vervloet D, Magar Y, Foster JM. Adherence: the goal to control asthma. Clin Chest Med. 2012;33(3):405-417.
  14. Gillisen A. Patient’s adherence in asthma. J Physiol Pharmacol. 2007;58(suppl 5):205-222.
  15. Divertie V. Strategies to promote medication adherence in children with asthma. Am J Matern Child Nurs. 2002;27(1):10.
  16. Sumino K, Cabana MD. Medication adherence in asthma patients. Curr Opin Pulm Med.2013;19(1):49-53.
  17. Bender BG, Bender SE. Patient-identified barriers to asthma treatment adherence: responses to interviews, focus groups, and questionnaires. Immunol Allergy Clin North Am. 2005;25:107.
  18. Global strategy for asthma management and prevention. Global Initiative for Asthma website. www.ginasthma.org/documents/4. Accessed March 3, 2014.
  19. Williams LK, Joseph CL, Peterson EL, et al. Patients with asthma who do not fill their inhaled corticosteroids: a study of primary nonadherence. J Allergy Clin Immunol. 2007;120:1153.
  20. Weinstein AG. Should patients with persistent severe asthma be monitored for medication adherence? Ann Allergy Asthma Immunol. 2005;94(2):251-257.
  21. Asthma care quick reference: diagnosing and managing asthma. National Institutes of Health National Heart, Lung, and Blood Institute website. www.nhlbi.nih.gov/guidelines/asthma/asthma_quickref.htm . Accessed March 3, 2014.
  22. Asthma: treatment and management. American Academy of Allergy, Asthma and Immunology website. www.aaaai.org/conditions-and-treatments/asthma.aspx. Accessed March 3, 2014.

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.