Menu

Chuyển đổi kháng sinh đường tiêm (IV) sang uống (PO): Hướng dẫn tham khảo nhanh dành cho dược sĩ bệnh viện

Người dịch: SV Dược 4. Lê Thị Hiền – ĐH Kỹ Thuật Y Dược ĐN

Hiệu đính: DS. Võ Thị Hà

Nguồn: https://www.shea-online.org/images/priority-topics/Intermountain-IV-PO-Quick-Guide.pdf

Thế nào là chuyển đổi đường tiêm (IV) sang đường uống (PO)?

Một quá trình xem xét tất cả các bệnh nhân được chỉ định một số kháng sinh được chọn lọc IV hàng ngày, đánh giá tiêu chuẩn phù hợp của mỗi bệnh nhân để chuyển sang PO, và đề nghị bác sĩ kê toa chuyển đổi.

Tại sao nên thực hiện chuyển đổi IV sang PO?

Lý do 1: nó mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân và bệnh viện

  • Cải thiện sự thoải mái và khả năng di động cho bệnh nhân (đi lại hay xuất viện)
  • Giảm phơi nhiễm các mầm bệnh bệnh viện xâm nhập qua vị trí tiêm IV
  • Giảm nguy cơ viêm tĩnh mạch
  • Giảm thời gian pha chế và tiêm
  • Chi phí thấp hơn (chi phí thuốc, ống truyền IV, ống tiêm, bơm tiêm IV)
  • Giảm thời gian nằm viện

Lý do 2: Yêu cầu của chương trình quản lý kháng sinh tại bệnh viện

Điểm chính : Chuyển đổi từ IV sang PO mang lại lợi ích cho cả bệnh nhân và cơ sở y tế, đồng thời là yêu cầu trong chương trình Quản lý kháng sinh tại BV.

Thuốc nào đủ điều kiện để chuyển đổi từ đường tiêm sang đường uống ?

  • • Azithromycin •• Ciprofloxacin •• Clindamycin •• Doxycycline •• Fluconazole • Levofloxacin • Linezolid •• Metronidazole •• Trimethoprim / sulfamethoxazole

[Xem bảng dưới đây để biết thêm thông tin.]

Điểm chính: Hội đồng Quản lý kháng sinh quyết định danh mục kháng sinh đủ điều kiện để chuyển đổi IV sang PO

Làm thế nào để thực hiện chuyển đổi IV sang PO?

Người dược sĩ hoàn thành các bước sau:

  1. In danh sách các bệnh nhân dùng kháng sinh vào mỗi buổi sáng (đôi khi sau khi BN dùng liều đầu tiên).
  2. Đối chiếu danh sách BN với những điều điều kiện lựa chọn/loại trừ bên dưới để chuyển đổi IV sang PO để đánh giá xem mỗi BN có phù hợp chuyển đổi hay không
  3. Nếu bệnh nhân đáp ứng các tiêu chí, điền vào Phiếu chuyển IV sang PO (xem hình dưới) và dán nó vào Hồ sơ bệnh án của bệnh nhân trong mục Điều trị.

Bác sĩ xem lại đề nghị này , ký và đề  ngày tháng nếu đồng ý. Sau đó dược sĩ sẽ ghi thuốc khang sinh PO mới và ghi chép lại can thiệp này.

Điểm chính: Xem lại tất cả các bệnh nhân dùng kháng sinh IV mỗi ngày về khả năng chuyển IV sang PO. Làm cho quy trình này trở thành một phần của quy trình làm việc hàng ngày của bạn.

Những bệnh nhân nào đủ điều kiện để chuyển đổi IV thành PO? (Tiêu chí LỰA CHỌN)

Tiêu chuẩn của bệnh nhân:

  • Dung nạp chất lỏng bằng đường miệng
  • Có khả năng hấp thụ đầy đủ các thuốc uống qua tuyến đường miệng, mũi dạ dày hoặc ăn qua ống thông

Tiêu chuẩn lâm sàng

  • Được kê thuốc kháng sinh >24h
  • Các dấu hiệu và triệu chứng nhiễm trùng được giải quyết hoặc cải thiện; Sự ổn định lâm sàng được xác định qua các thông số sau

o Cấy máu âm tính trong ≥ 48 giờ

o Số lượng bạch cầu (WBC) ổn định / bình thường hoá

o Không sốt: nhiệt độ 24 h

Bệnh nhân nào KHÔNG đủ điều kiện để chuyển đổi từ IV sang PO? (Tiêu chí LOẠI TRỪ)

Trạng thái hấp thụ

  • Tuổi < 14 tuổi
  •  Tình trạng không ăn uống bằng đường miệng (NPO); đang đặt ống thông dạ dày, viêm tụy, viêm ruột, hoặc phẫu thuật ổ bụng
  • Hội chứng rối loạn hấp thu: tắc nghẽn, tắc ruột, buồn nôn dai dẳng, nôn hoặc tiêu chảy, hội chứng ruột ngắn, rối loạn nhu động ruột, liệt dạ dày
  • Chảy máu đường tiêu hóa.

Khả năng thể chất

  • Khó nuốt hoặc có nguy cơ về đường thở, trừ khi bệnh nhân có thể uống thuốc qua ống thông
  • Hút mũi dạ dày liên tục hoặc thể tích hút > 150 mL ≥2 lần trong vòng 24 giờ.
  • Dinh dưỡng qua ống thông không thể bị gián đoạn: (Chú ý: nuôi dưỡng qua ống thông không phải là chống chỉ định tuyệt đối cho việc chuyển đổi IV sang PO. Sử dụng các dạng thuốc uống dễ sử dụng qua ống thông mũi –dạ dày hoặc sử dụng các dạng viên nén đã được nghiền hoặc hỗn hợp).
  • Bệnh nhân từ chối uống thuốc

Mức độ nghiêm trọng của bệnh

  • BN phụ thuốc thuốc vận mạch ở ICU hoặc huyết động không ổn định
  • Giảm ý thức, co giật
  • Tình trạng suy giảm miễn dịch (giảm bạch cầu trung tính ANC <1.000 tế bào / mm3).
  • Nhiễm trùng nặng hoặc đe dọa đến mạng sống hoặc tình trạng bệnh mà đòi hỏi toàn bộ thời gian của liệu pháp là IV (ví dụ, nhiễm trùng thần kinh trung ương, nhiễm trùng máu, viêm nội tâm mạc, viêm tủy xương, viêm khớp nhiễm khuẩn, nhiễm nấm máu, viêm nội nhãn, viêm tế bào võng mạc)
  • Lưu ý: Không nên điều trị nhiễm khuẩn máu tụ cầu bằng thuốc kháng sinh đường uống.

Mẫu đề xuất của dược sĩ cho bác sĩ

Đề xuất của dược sĩ chuyển đổi IV sang PO

Bệnh nhân của bạn thỏa mãn các tiêu chí sau:

  • Có thể dùng thuốc uống
  • Có khả năng hấp thụ thuốc đường uống
  • Mức độ nặng của bệnh không loại trừ dùng thuốc đường uống

Dừng: thuốc IV……….

Bắt đầu: …….PO mỗi……….

Nếu bạn đồng ý với chuyển đổi IV sang PO, hãy ký tên:

Chữ ký bác sĩ:…………

Ngày:……. Thời gian:………

(Hãy tra cứu Quy trình chuyển đổi IV sang PO chuẩn của BV để được giải tích chi tiết hơn về các tiêu chuẩn lựa chọn BN.)

Thuốc Liều IV Liều PO tương đương Tỉ lệ IV: PO

 

Những cân nhắc đặc biệt
Azithromycin (Zithromax®) 250 mg /24h

500 mg /24h

250 mg hàngngày

500 mg hàng ngày

Không rõ KHÔNG đổi sang PO cho bệnh nhân nặng hoặc suy giảm miễn dịch

Giảm sinh khả dụng bằng đường miệng được bù đắp bằng sự thâm nhập mô tốt; 200 mg / 5 mL hỗn dịch

Ciprofloxacin (Cipro®) 200 mg /12h 400 mg /12h 400mg /8h 250 mg x 2 lần/ngày

500 mg x 2 lần/ngày

750mg x 2 lần/ngày

1:1.25 Cùng thời điểm; uống cách xa các ion dương đa hóa trị  2-4 giờ; Giữ ống thông dinh dưỡng 1 giờ trước và 2 giờ sau khi dùng thuốc. Dung dich Cipro chống chỉ định dùng qua ống thông dinh dưỡng. Nó liên kết với ống dẫn gây tắc nghẽn
Clindamycin (Cleocin®) 600-900 mg/8h 300-450 mg x 3-4 lần/ ngày Không rõ Khi điều trị viêm vùng chậu PID, liều chuyển đổi uống là 450 mg mỗi 8h; Hỗn dịch 75 mg / 5 mL
Doxycycline (Vibramycin® 100 mg /12h 100 mg x 2 lần/ngày 1:1 Uống cách xa các cation đa hóa trị  2-4 giờ; Uống với ít nhất 250ml nước; bệnh nhân phải ngồi thẳng trong ít nhất 30 phút sau khi uống
Fluconazole (Diflucan®) 200 mg /24h 400 mg /24h 800 mg /24h 200 mg hàng ngày

400 mg hàng ngày

800 mg hàng ngày

 

1:1

Cùng liều và thời điểm; hỗn dịch 40 mg / mL
Levofloxacin (Levaquin®) 250 mg /24h 500 mg /24h 750 mg /24h 250 mg hàng ngày

500 mg hàng ngày 750 mg hàng ngày

1:1 Cùng liều và thời điểm; uống cách sucralfate hoặc cation đa hóa trị 2-4 giờ; Giữ ống thông dinh dưỡng 1 giờ trước và 2 giờ sau khi dùng thuốc
Linezolid (Zyvox®) 600 mg /12h 600 mg x 2 lần/ngày 1:1 Cùng liều và thời điểm; hỗn dịch 100 mg / 5 mL
Metronidazole (Flagyl®) 250 mg / 6h 500 mg / 6h 500 mg / 8h 250 mg x 4 lần/ ngày

500 mg x 4 lần/ ngày

500 mg x 3 lần/ ngày

1:1 Cùng liều và thời điểm; hỗn dịch 20 mg / mL
TMP/SMZ (Bactrim®, Septra®) 8-20 mg/kg/day (chia đều mỗi 6h, 8h, 12h) 8-20 mg/kg/day (chia đều mỗi 6h, 8h, 12h) 1:1 Cùng liều và thời điểm; hỗn dịch 40 mg / 200 mg / 5 ml

*TMP/SMZ: trimethoprim/sulfamethoxazole

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.