Menu

Ca lâm sàng tháng 8/2018

Dịch: Trần Thị Huyền Trang- Dược K3- ĐH Y Dược Hải Phòng

Hiệu đính: ThS.DS Phạm Thị Thùy An – Khoa Dược, Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương

Nguồn: https://www.pharmacytimes.com/publications/issue/2018/august2018/case-studies-august-2018-

 

Case 1:

JM là một cô gái 19 tuổi đang theo học tại một trường đại học tại địa phương. Ngày hôm qua, cô ấy được thông báo rằng bạn cùng phòng của cô ấy được chẩn đoán bị viêm màng não. Phòng xét nghiệm đã xác nhận nhiễm trùng gây ra bởi vi khuẩn N. meningitidis. JM rất lo lắng vì cô ấy vẫn chưa được tiêm phòng vaccine để phòng tránh bệnh do N. meningitidis gây ra (do tôn giáo của cô ấy không cho phép việc tiêm truyền dưới mọi hình thức). Sau khi chứng kiến quá trình mắc bệnh của người bạn cùng phòng, JM cũng rất muốn tránh khỏi nhiễm trùng đó. JM nghe nói rằng thay vì sử dụng vaccine, cô ấy có thể sử dụng một vài loại thuốc theo đường uống để phòng nhiễm khuẩn. Bây giờ đây, cô ấy xin ý kiến của bạn với tư cách là một dược sĩ. JM không có dị ứng với bất kì loại thuốc nào. Hiện tại cô ấy chỉ sử dụng vitamin tổng hợp đường uống hàng ngày và một dạng viên thuốc tránh thai đường uống dạng phối hợp hormone.

Với tư cách là một dược sĩ, bạn sẽ tư vấn cho JM như thế nào để cô ấy có thể tránh được nhiễm khuẩn N. meningitidis?

Trả lời :

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo rằng bất kì ai tiếp xúc thường xuyên với người bệnh – bao gồm cả người thân trong gia đình, người chăm sóc người bệnh hoặc người tiếp xúc trực tiếp với dịch hô hấp của người bệnh, đều cần được điều trị kháng sinh dự phòng nhiễm khuẩn. Hiện nay có 3 loại kháng sinh dự phòng được khuyến nghị là rifampin, ciprofloxacin và ceftriaxone. Với trường hợp của JM, ciprofloxacin được coi là liệu pháp kháng sinh dự phòng tốt nhất do rifampin có thể làm giảm hiệu quả của thuốc tránh thai đường uống mà JM đang sử dụng, còn ceftriaxone lại chỉ có dạng bào chế duy nhất là tiêm truyền, điều này là không được phép với tôn giáo của cô ấy. Ciprofloxacin được sử dụng với liều đơn 500mg/ngày. JM nên sử dụng kem chống nắng, tránh tắm nắng và tiếp xúc quá mức với ánh nắng khi sử dụng ciprofloxacin vì ciprofloxacin có thể khiến da nhạy cảm hơn với ánh sáng, gây ra hiện tượng nhiễm độc trên da. JM nên uống thuốc ciprofloxacin cách xa với viên uống vitamin tổng hợp hoặc bất kì sản phẩm sữa nào ít nhất 2 giờ. Nên thông báo với cô ấy rằng cô ấy có thể bị choáng váng, chóng mặt trong quá trình sử dụng thuốc vànên tránh các hoạt động phức tạp cho đến khi thuốc đạt được hiệu quả điều trị.

Case 2:

PG là một cô bé 7 tuổi thích chơi đùa ngoài trời, đặc biệt là khu vực có nhiều cây ở sau sân nhà. Tuần trước, mẹ cô ấy phát hiện ra có một con bọ chân đen bám vào mặt trong đùi phải của cô bé, và ngay lập tức, bà đã lấy con bọ ra. Khoảng 1 tuần sau đó, PG bắt đầu cảm thấy không ổn. Cô bé nói rằng cô bé rất mệt, thêm vào đó, cô bé còn đau cơ, ớn lạnh và sốt nhẹ (100.5°F~ 380C). Cô bé được đưa đến khám tại phòng khám của bác sĩ gia đình. Kết quả xét nghiệm cho thấy cô bé bị nhiễm bệnh biên trùng, hay còn gọi là bệnh nhiễm trùng bạch cầu nơi người – một căn bệnh do bọ chét gây ra bởi vi trùng có tên là Anaplasma phagocytophilum. Mặc dù liệu pháp điều trị đầu tiên cho căn bệnh này là sử dụng kháng sinh nhóm doxycycline, nhưng bác sĩ gia đình của cô bé lại lo lắng khi sử dụng kháng sinh tetracyclin cho trẻ dưới 8 tuổi. Với tư cách là một dược sĩ cộng đồng, bạn được yêu cầu đưa ra lời khuyên cho PG. PG nặng 50 pounds và là 1 đứa trẻ khỏe mạnh, không dùng bất kì loại thuốc kê đơn, thuốc OTC hay thuốc bổ nào. Cô bé cũng không có tiền sử dị ứng thuốc.

Dược sĩ nên đưa ra lời khuyên gì để điều trị bệnh nhiễm trùng anaplasma cho PG?

Trả lời case 2:

Nhìn chung, thuốc kháng sinh tetracycline được chống chỉ định ở trẻ em dưới 8 tuổi, vì những loại thuốc này có thể gây hủy hoại men răng của trẻ vĩnh viễn. Tuy nhiên, trong trường hợp nhiễm trùng anaplasmosis, CDC khuyến cáo rằng bệnh nhân ở mọi lứa tuổi đều được điều trị bằng doxycycline như phác đồ bậc 1 trừ khi bệnh nhân có thai hoặc bị dị ứng nghiêm trọng với tetracycline. Liều dùng cho trẻ em dưới 45kg là 2,2 mg/kg chia hai lần mỗi ngày. Mẹ của PG nên được hướng dẫn cho PG uống doxycycline với một ly nước đầy để ngăn chặn kích thích thực quản hoặc tác dụng phụ ăn mòn men răng của thuốc. PG nên được bôi một lượng đủ kem chống nắng khi cô bé chơi bên ngoài để ngăn ngừa nhiễm độc da (phản ứng trên da khi da nhạy cảm với ánh sáng do thuốc). Cuối cùng, PG có thể bị tiêu chảy và buồn nôn, hoặc 1 trong hai triệu chứng trên khi dùng doxycycline. Mặc dù điều này là tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng thuốc, nhưng nếu cô bé bị nôn mửa hoặc tiêu chảy nặng cần liên lạc ngay với bác sĩ gia đình.

 

 

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.