Menu

Ca lâm sàng: Xuất huyết tiêu hoá

Người dịch: Trịnh Thị Ngọc Phượng – Cựu SV ĐHYD Thái Bình

Hiệu đính: DS. Trịnh Thị Hồng Nhung

Nguồn: https://drive.google.com/open?id=0B_4penUNSSvpb0NtanNDdFZoZW8

 

Bệnh sử

Bệnh nhân nam 25 tuổi đã được đưa vào khoa cấp cứu với biểu hiện đau bụng, ói mửa và đi ngoài ra máu. Bệnh nhân đã tham dự một bữa tiệc vào ngày hôm trước và một số người tham dự khác cũng đã nhập viện với nghi ngờ do ngộ độc thực phẩm. Bệnh nhân không thể cung cấp thêm thông tin nào khác do quá mệt.

Kiểm tra

Bệnh nhân rất nhợt nhạt và bị sốc. Niêm mạc khô và có dấu hiệu mất nước. Nhịp tim đo được là 110 lần/ phút và huyết áp  90/50 mmHg.

 Xét nghiệm

Chỉ số bình thường

Bạch cầu

Hemoglobin

Tiểu cầu

Natri

Kali

Urea

Creatinine

Màng máu

 

18,0

8,0

48

149

7,2

24,5

280

Các mảnh vỡ của các tế bào hồng cầu, gợi ý của tan huyết

4 – 11 x 10/ L

13-18 g / dL

150-400 x 109 / L

135-145 mmol / L

3,5-5,0 mmol / L

3,0-7,0 mmol / L

60-110 µmoI / L

 

 

 

Câu hỏi

  • Kết quả xét nghiệm máu có gì bất thường?
  • Dựa trên các dấu hiệu lâm sàng và kết quả xét nghiệm máu, có thể đưa ra chẩn đoán gì cho bệnh nhân?
  • Bệnh nhân nên được điều trị như thế nào?

Trả lời

  1. Lượng tế bào bạch cầu tăng cao cho thấy dấu hiệu của nhiễm trùng. Lượng hemoglobin thấp và hình ảnh tế bào máu dấu hiệu tan huyết (hồng cầu phân hủy bất thường). Số lượng tiểu cầu cũng rất thấp (giảm tiểu cầu).

Xét nghiệm thận cho thấy bệnh nhân có tổn thương thận cấp tính. Nồng độ urea và creatinine của bệnh nhân đều tăng cao, điều này có nghĩa là bệnh nhân đang bị mất nước và có chức năng thận kém. Kali tăng cao đặc biệt đáng chú ý, vì có thể khiến bệnh nhân có nguy cơ loạn nhịp tim.

  1. Tiền sử tiêu chảy ra máu trước suy thận và các xét nghiệm máu cho thấy có chứng thiếu máu tan máugiảm tiểu cầu là các dấu hiệu hỗ trợ chẩn đoán hội chứng tan huyết urê huyết (HUS). Hầu hết các trường hợp đều do nhiễm khuẩn Escherichia coli chủng O157 gây ra. Bệnh nhân thường có triệu chứng ngộ độc thực phẩm và tiêu chảy ra máu. Nhiễm trùng có thể đe dọa mạng sống của bệnh nhân: tỷ lệ tử vong lên đến 10%. 10% tiếp theo do suy thận giai đoạn cuối dẫn đến nguy cơ phải phẫu thuật ghép.
  2. Một bệnh nhân có các dấu hiệu này nên được chuyển ngay đến các bệnh viện tuyến trên. Anh ta bị tổn thương thận cấp tính và có nguy cơ tăng kali máu.

Bước đầu tiên là kiểm soát tình trạng tăng kali máu. Bệnh nhân nên sử dụng calcium gluconate để ổn định chức năng cơ tim. Insulin nên được dùng cùng với dextrose để đưa kali trở lại vào trong các tế bào. Salbalutamol phun sương cũng có thể được dùng để thúc đẩy kali đi vào tế bào. Cuối cùng, bệnh nhân sẽ cần được thẩm tách máu cho đến khi chức năng thận cải thiện.

Kháng sinh thường được tránh sử dụng trong hội chứng tan huyết ure huyết vì có thể kích thích sự giải phóng các nội độc tố.

Thẩm tách huyết tương cần được thực hiện hàng ngày (nhằm loại bỏ các phức hợp miễn dịch) cho đến khi số lượng tiểu cầu trở lại mức bình thường.

NHỮNG ĐIỂM CHÍNH

Hội chứng tan huyết ure huyết (HUS) là bao gồm ba hội chứng: tan huyết, giảm tiểu cầusuy thận thứ phát do nhiễm E. coli chủng O157.

Bệnh nhân có hội chứng tan huyết urê huyết cần được điều trị ở các bệnh viện tuyến trên.

Bệnh nhân có thể cần được điều trị thẩm tách máu kết hợp với thẩm tách huyết tương.

Sinh lý bệnh của hội chứng tan huyết ure huyết gần giống với xuất huyết giảm tiểu cầu

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.