Menu

Chương trình thực tập dược tại Thái Lan

Để nâng cao năng lực của sinh viên dược trong thực hành dược lâm sàng. việc tổ chức đợt thực tập cho sinh viên cực kỳ quan trọng. Dưới đây trình bày ngắn gọn một số kinh nghiệm của Mỹ và Thái Lan trong việc thiết kế chương trình đi thực tập của sinh viên dược cũng như phát triển và chuẩn hóa đội ngũ preceptor.

Hội đồng dược Thái Lan (Pharmacy council of Thailand) là một tổ chức nghề nghiệp (professional organization) chịu trách nhiệm về thực hành và giáo dục Dược tại Thái Lan. Hội đồng có quyền thẩm định cho các trường dược, ban hành chỉ tiêu tuyển sinh của từng trường dựa trên các chuẩn về đào tạo như tỷ lệ giảng viên/sinh viên, cơ sở vật chất và cũng đồng thời có thẩm quyền ban hành chứng chỉ hành nghề dược. Trong khi đó, Hội đồng giáo dục dược Thái Lan (Pharmacy Education Consortium of Thailand) là một hội đồng gồm hiệu trưởng của 19 trường dược tại Thái Lan làm việc cùng nhau để xây dựng chương trình đào tạo dược tại Thái Lan.

  1. Chương trình thực tập dược tại Thái Lan:

Thời gian thực hành của sinh viên dược gồm 400h vào năm 4 gồm 2 kì thực tập giới thiệu bắt buộc tại “bệnh viện” và “nhà thuốc cộng đồng”, sau đó là 1.600h vào năm 6 về hoặc “Chăm sóc dược” hoặc “Công nghiệp dược” (vì sinh viên Dược Thái Lan được phần thành 2 chuyên ngành chính vào năm 6 là “Chăm sóc dược” tức Dược lâm sàng và “Công nghiệp dược”, có khoảng 80% chọn chuyên ngành “Chăm sóc dược”). Năm 6 sinh viên sẽ có 7 đợt thực tập (clerkship), 6 tuần/đợt thực tập, trong đó 4 đợt bắt buộc (nội, chăm sóc ban đầu, nhà thuốc cộng đồng, quản lý dược vì an toàn bệnh nhân) và 3 đợt tự chọn (nhi, ngoại, nội tiết, ICU, nhiễm khuẩn, dinh dưỡng, độc chất, huyết học, ung thư, tâm thần/thần kinh, lão khoa, nghiên cứu, pha chế thuốc độc….)

  1. Các đơn vị thực tập: bệnh viện trường, bệnh viện công, trạm y tế, bệnh viện tư, nhà thuốc cộng đồng, công ty dược
  2. Thành lập Hội đồng quốc gia để điều phối đợt thực tập dược: được bổ nhiễm bởi Hội đồng giáo dục dược Thái Lan (Pharmacy Education Consortium of Thailand – PECT) thành lập năm 2009, có đại diện từ 19 trường, họp 3-6 lần/năm.

Nhiệm vụ của Hội đồng:

  • Lên kế hoạch thực tập hàng năm thống nhất cho toàn bộ cả nước
  • Ban hành sổ tay thực tập chăm sóc dược (Pharmaceutical care clerkship manual)
  • Ban hành quá trình và các biểu mẫu đánh giá sinh viên
  • Tổ chức các workshop để phát triển và chuẩn hóa mạng lưới preceptor
  1. Kế hoạch thời gian cho đợt thực tập 2017
Hoạt động Ngày
Khảo sát đơn vị thực tập 7-8/2016
Phân bổ thực tập cho sinh viên 9/2016
Đợt thực tập 1 8/5-16/6/2017
Đợt thực tập 2 16/6-28/7/2017
Đợt thực tập 3 30/7-8/9/2017
1 tuần nghỉ cho sinh viên báo cáo 11-15/9/2017
Đợt thực tập 4 18/9/27/10/2017
Đợt thực tập 5 27/10-8/11/2017
1 tuần nghỉ cho sinh viên báo cáo 11-15/12/2017
Đợt thực tập 6 18/12-26/1/2018
Đợt thực tập 7 29/1-9/3/2018
1 tuần nghỉ cho sinh viên báo cáo 12-16/3/2018
  1. Nội dung của Sổ tay thực tập:
  • Thông tin chung: Mục tiêu của đợt thực tập chăm sóc dược, Các hoạt động, Kế hoạch thời gian, Đánh giá, Quy tắc và quy định
  • Nội dung của 4 đợt thực tập bắt buộc và tự chọn: Mục tiêu học tập, Các hoạt động, Đánh giá
  • Báo cáo và các biểu mẫu bài tập của sinh viên
  • Các biểu mẫu đánh giá
  1. Đánh giá sinh viên:
  • Các chủ đề được đánh giá: Phần 1: thái độ và hành vi nghề nghiệp, phần 2: các kĩ năng
  • Thang đánh giá 5 mức: không thể chấp nhận được, dưới mức chấp nhận, đạt mong đợi tối thiểu, trên mức mong đợi, vượt quá mong đợi.
  • Phương thức đánh giá
  • + Quan sát trực tiếp: thái độ, hành vi nghề nghiệp, tương tác nghề nghiệp, độ tin cậy, động lực, tổ chức.
  • + Thảo luận ca lâm sàng: kĩ năng ( thu tập thông tin, tiền sử dùng thuốc của bệnh nhân, đánh giá bệnh nhân, đưa ra quyết định lâm sàng/lập kế hoạch chăm sóc dược, theo dõi bệnh nhân, kĩ năng giao tiếp)
  1. Phát triển và chuẩn hóa đội ngũ preceptor
  • Tổ chức các workshop để phát triển và chuẩn hóa preceptor: Thu nhận feedback của sinh viên, giảng dạy tại đơn vị, đánh giá sinh viên, quản lý các sinh viên đặc biệt (lười học, thụ động…)
  • Tìm kiếm các preceptor: là các dược sĩ dược lâm sàng tại các đơn vị y tế – người sẵn sàng tình nguyện trở thành preceptor: học viên cũ (TS, thạc sĩ dược lâm sàng) nổi tiếng và có kinh nghiệm DLS trong lĩnh vực, giảng viên làm việc tại bệnh viện.
  • Đánh giá và chuẩn hóa preceptor:
  • + Thăm đơn vị: trước khi preceptor nhận sinh viên, trong quá trình sinh đi thực tập hàng năm
  • + Thông qua Báo cáo ca lâm sàng của sinh viên
  • + Phiếu đánh giá đơn vị và preceptor của sinh viên

Chất lượng của preceptor ảnh hưởng rất lớn đến người học. Để trở thành preceptor tốt đòi hỏi thời gian, đào tạo, thực hành và kinh nghiệm và có triết lý giáo dục. Tài liệu để hỗ trợ đào tạo preceptor: của trường Đại học Arizona: http://www.pharmacy.arizona.edu/programs/rotations/training

DS. Võ Thị Hà

TLTK: Báo cáo “Precepting PharmD students in Thailand. Sutthiporn Pattharachayakul – Faculty of Pharmaceutical Sciences – Prince of Songkla university.

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.