Menu

Dự phòng kháng sinh cho bệnh nhân ung thư

Dịch: Vũ Mai Anh – ĐH Dược Hà Nội

Hiệu đính: DS. Phan Thị Thu

Nguồn: https://www.medscape.com/viewarticle/902129

 

Bệnh nhân ung thư đối mặt với nguy cơ nhiễm khuẩn cao khi phải sử dụng hóa trị liệu độc với tế bào và ghép tế bào gốc tạo máu (hematopoietic stem cell transplant – HSCT), đặc biệt trong suốt quá trình giảm bạch cầu. Với những quần thể có nguy cơ cao, dự phòng kháng sinh có thể giảm nguy cơ nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, bởi vì tác dụng không mong muốn của thuốc và sự kháng kháng sinh cũng như cân nhắc về chi phí và tầm quan trọng sinh lý của việc duy trì sự đa dạng và mật độ vi sinh vật, việc quyết định xem có sử dụng các thuốc dự phòng hay không cần phải cân bằng giữa nguy cơ và lợi ích.

Để cung cấp hướng dẫn cho vấn đề này, hiệp hội ung thư lâm sàng Hoa Kỳ (ASCO) đã cập nhật một khuyến nghị vào năm 2013 về dự phòng kháng sinh cho các bệnh nhân ung thư bị ức chế miễn dịch (người lớn). Khuyến nghị này khác với khuyến nghị trước đó ở điểm nó thể hiện một nỗ lực chung của tổ chức này với Hiệp hội nhiễm khuẩn Hoa Kỳ (IDSA).

Hướng dẫn này đã được xuất bản trên tạp chí Journal of Clinical Oncology.

Các tác giả chỉ ra rằng, trong hướng dẫn trước, dự phòng nhiễm khuẩn và nấm được khuyến nghị ở những bệnh nhân có nguy cơ cao hơn. Ở những bệnh nhân có nguy cơ thấp hơn, nguy cơ cơ bản của giảm bạch cầu do sốt và tử vong do nhiễm trùng không đủ cao để đảm bảo thói quen tuân thủ.

Hướng dẫn mới này cũng bao gồm cả các phân tích gộp của các can thiệp kháng sinh để phòng chống sốt do giảm bạch cầu. Trong đó, sốt do giảm bạch cầu được định nghĩa là sốt ở những bệnh nhân giảm bạch cầu khi nhiệt độ đo ở miệng là ≥38,3oC (101oF) hoặc bao gồm nhiệt độ ≥38.0oC (100.4oF) và duy trì trong 1 giờ đồng hồ.

Giảm bạch cầu được định nghĩa là lượng bạch cầu trung tính tuyệt đối <1000/µL (tương đương với <1.0×109/L), giảm bạch cầu nặng khi lượng bạch cầu trung tính tuyệt đối <500/µL (tương đương với <0.5×109/L) và giảm bạch cầu rất nặng khi <100/µL (tương đương với <0.1×109/L). Chu kì giảm bạch cầu được coi là kéo dài nếu nó dài quá 7 ngày.

Khuyến nghị chính:

Khuyến nghị dự phòng kháng sinh ban đầu như dưới đây:

  • Nguy cơ sốt do giảm bạch cầu nên được đánh giá hệ thống, tham khảo ý kiến của các chuyên gia bệnh nhiễm khuẩn nếu cần.
  • Khuyến cáo dự phòng với 1 fluoroquinolone ở những bệnh nhân có nguy cơ cao sốt do giảm bạch cầu hoặc giảm bạch cầu rất nặng và kéo dài. Việc này cũng nên áp dụng với những bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu nguyên bào tủy cấp (acute myeloid leukemia-AML)/hội chứng rối loạn sinh tủy (myelodysplastic syndromes – MDS) hoặc những bệnh nhân đang điều trị HSCT với phác đồ myeloablative. Dự phòng kháng sinh không thường được khuyến nghị với những bệnh nhân ung thư có khối u đặc.
  • Thuốc dự phòng nấm là Triazole đường uống hoặc echinocandin đường tiêm được đề nghị cho bệnh nhân có nguy cơ giảm bạch cầu rất nặng và kéo dài. Nó có thể bao gồm phần lớn bệnh nhân có AML/MDS hoặc HSCT. Nó không thường được khuyến nghị với những bệnh nhân ung thư có khối u đặc.
  • Dự phòng (ví dụ với trimethoprim-sulfamethoxazole) được khuyến nghị ở những bệnh nhân hóa trị liệukết hợp với >3.5% nguy cơ viêm phổi bởi Pneumocystis jirovecii.
  • Bệnh nhân dương tính với virus herpes simplex và đang điều trị ghép tế bào gốc tạo máu hoặc phác đồ điều trị cảm ứng bạch cầu nên được dự phòng với một chất tương tự nucleosid.
  • Thuốc ức chế enzym sao chép ngược nucleosid được khuyến nghị với những bệnh nhân có nguy cơ cao tái nhiễm virus viêm gan B.
  • Một vaccine chống cúm hàng năm được khuyến nghị cho toàn bộ bệnh nhân hóa trị liệu và gia đình cũng như những người tiếp xúc với hộ gia đình, những người cung cấp dịch vụ y tế.
  • Hội đồng chuyên gia cũng cung cấp khuyến nghị về tiêm chủng cho những bệnh nhân ung thư (người lớn) bị ức chế miễn dịch được nhắc đến trong hướng dẫn của IDSA cho chủng ngừa ở các trường hợp ức chế miễn dịch.

 

 

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.