Menu

Gentamicin trên bệnh nhân nhi

Người dịch: SV. Phan Dương Liên Phương – Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Hiệu đính: DS. Nguyễn Thị Thu Hương

Lược dịch từ: Gentamicin Monograph – Paediatric. Perth Children’s Hospital.

Link nguồn

MÔ TẢ          Gentamicin là kháng sinh nhóm aminoglycoside có tác dụng ức chế tổng hợp protein của vi khuẩn bằng cách gắn kết không đảo ngược với tiểu đơn vị ribosome 30S.

Gentamicin có khả năng diệt khuẩn nhanh chóng, tác dụng phụ thuộc nồng độ. (1-3)

Gentamicin là thuốc thuộc danh mục Thuốc nguy cơ cao.

CHỈ ĐỊNH VÀ GIỚI HẠN IV: Thuốc nhóm KS cần theo dõi (màu cam)

·         Nếu chỉ định phù hợp với chỉ định đã được phê duyệt, cần ghi chỉ định vào tất cả đơn thuốc (nội trú và ngoại trú).

·         Nếu việc sử dụng không phù hợp với chỉ định đã được phê duyệt, cần phải có thông báo qua điện thoại với đội ChAMP trước khi kê đơn.

CHỐNG CHỈ ĐỊNH          Chống chỉ định với bệnh nhân có tiền sử dị ứng nghiêm trọng với kháng sinh nhóm aminoglycoside hoặc bất cứ thành phần nào trong công thức3, 4
THẬN TRỌNG ·         Thận trọng với bệnh nhân có tiền sử tổn thương tiền đình hoặc thính giác do aminoglycoside.(3-6)

·         Thận trọng khi chỉ định cho bệnh nhân có bệnh về thần kinh cơ (VD: bệnh nhược cơ) do làm tăng nguy cơ yếu cơ và ức chế hô hấp.

·         Thận trọng khi chỉ định cho bệnh nhân suy thận, cần giảm liều theo khuyến cáo ‘Hiệu chỉnh liều’ và tham khảo tư vấn của ID/ChAMP/Dược sỹ. Các yếu tố nguy cơ gây độc cho thận bao gồm: thời gian điều trị dài, nồng độ thuốc trong huyết tương cao, mất nước và dùng cùng với các thuốc gây độc cho thận khác.

DẠNG BÀO CHẾ ·         Ống tiêm 80mg/2ml

·         Ống tiêm 10mg/ml

·         Thuốc nhỏ mắt 3mg/ml (không bao gồm trong tài liệu chuyên khảo này)

·         Tiêm tủy sống 5mg / ml (không bao gồm trong tài liệu chuyên khảo này)

LIỀU DÙNG ·         Các liều được liệt kê dưới đây nằm trong giới hạn chuẩn.

·         Chỉ sử dụng liều cao hơn trong một số trường hợp nhất định sau khi đã hội chẩn với các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm hoặc vi sinh lâm sàng.

·         Điều chỉnh liều cho người thừa cân và béo phì xin tham khảo chuyên luận riêng.

Trẻ sơ sinh (<1 tháng tuổi):

Tham khảo các ‘Phác đồ dùng thuốc cho trẻ sơ sinh’.

 

Tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch:

Phác đồ một lần trong ngày:

Trẻ em ≥ 1 tháng tuổi đến 10 tuổi: 7.5mg/kg 1 lần/ngày, tối đa là 320mg/ ngày1,2

Trẻ trên 10 tuổi đến 18 tuổi: 6-7mg/kg 1 lần/ngày, tối đa 560mg/ngày1,2

Nếu chỉ định vượt quá liều thông thường, nên tham khảo ý kiến các chuyên gia nhiễm khuẩn, ChAMP hoặc vi sinh lâm sàng.2

 Viêm nội tâm mạc do liên cầu khuẩn Streptococcus và Enterococcus

Mọi lứa tuổi: 1mg/kg (liều tối đa là 80mg) mỗi 8 giờ, kết hợp cùng các thuốc khác.1, 2

Phác đồ đưa thuốc nhiều lần trong ngày chỉ được khuyến nghị trong điều trị viêm nội tâm mạc đã xác định chắc chắn do Streptococcus và Enterococcus

Phác đồ đưa thuốc một lần trong ngày nên được chỉ định trong điều trị viêm nội tâm mạc theo kinh nghiệm.1, 2

Xơ nang:

Tobramycin là aminoglycoside được lựa chọn chỉ định cho bệnh nhân xơ nang. Tham khảo chuyên khảo ChAMP tobramycin để biết thêm thông tin.

Dự phòng phẫu thuật

Bệnh nhân ≥1 tháng tuổi: 1 liều 2mg/kg đến 5mg/kg  trong vòng 15 đến 30 phút trước khi rạch phẫu thuật.2

HIỆU   CHỈNH LIỀU Cần hiệu chỉnh liều ở bệnh nhân suy thận (theo phác đồ một lần mỗi ngày):

Nếu có thể, cân nhắc chỉ định thuốc ít gây độc cho thận hơn.

         Cần giảm liều ở bệnh nhân suy thận  (với độ thanh thải creatinin dưới 60ml / phút).2

·         Tính độ lọc cầu thận (eGFR) với công thức sau:

·         Trong trường hợp bắt buộc dùng gentamicin, khuyến nghị khoảng đưa liều ban đầu như dưới đây.

o   CrCl > 60ml/phút: khoảng cách đưa liều là 24 giờ.

o   CrCl 40-60ml / phút: khoảng cách đưa liều là 36 giờ.

o   CrCl < 40ml / phút: cân nhắc chuyển kháng sinh khác. Nếu cần, chỉ định liều đầu tiên sau đó liên hệ Dược sỹ/ChAMP/ID để được tư vấn2

·         Tất cả liều và khoảng đưa liều tiếp theo được xác định dựa trên kết quả đo nồng độ thuốc trong máu.

·         Với trường hợp điều chỉnh liều cho phác đồ đưa thuốc nhiều lần trong ngày ở bệnh nhân điều trị viêm nội mạc tim, liên hệ Dược sỹ/ ChAMP/ID để được tư vấn.

Bệnh nhân suy gan: Không cần hiệu chỉnh liều

Với bệnh nhân thừa cân hoặc béo phì: hiệu chỉnh liều dựa theo ‘Tài liệu hướng dẫn về liều thuốc cho bệnh nhân thừa cân và béo phì’

SỰ HOÀN NGUYÊN Không áp dụng
ĐƯA THUỐC Chế độ 1 lần mỗi ngày:

Truyền tĩnh mạch: Pha loãng đến khi đạt thể tích cuối có nồng độ 10mg /ml hoặc nhỏ hơn với dung môi tương hợp và truyền trong tối thiểu 20 phút.9, 10

Chế độ nhiều lần mỗi ngày:                                     

         Tiêm bolus tĩnh mạch: Có thể không pha loãng hoặc pha loãng đến một thể tích phù hợp và tiêm trong vòng 3 đến 5 phút.9

Tiêm bắp :

Nếu không thể thực hiện tiêm, truyền IV thì dung dịch không cần pha loãng có thể tiêm bắp vào khối cơ lớn

Tuy nhiên, dường tiêm, truyền IV được ưu tiên cho bệnh nhân nghi ngờ bị sốc hoặc nhiễm trùng máu.5

Không tiêm bắp Gentamicin cho trẻ đẻ non do khối cơ nhỏ và khả năng hấp thu thay đổi.11

Tham khảo chuyên luận về tiêm bắp để biết thêm chi tiết

THEO DÕI Lấy mẫu máu mao mạch để đo nồng độ thuốc (ví dụ: chích ngón tay hoặc gót chân ở trẻ sơ sinh <6 tháng) được ưu tiên khi có thể. Nếu không được, có thể lấy mẫu máu tĩnh mạch thay thế.

Bộ ống lấy mẫu:

·         Trẻ em – Lithium Heparin (xanh lá) 3mL (gel PST) hoặc Huyết thanh (đỏ) 1 mL (Không Gel).

·         Sơ sinh – Lithium Heparin (xanh lá) 1mL (gel PST).

·          Thể tích tối thiểu cần thiết: 300 microlit.12

  Giám sát ở trẻ sơ sinh:

·         Vui lòng tham khảo Quy trình riêng cho trẻ sơ sinh

Theo dõi nồng độ thuốc điều trị – Chế độ liều 1 lần/ngày:

   Giám sát ban đầu:

·         Nồng độ đáy nên được đo ngay trước khi đưa liều thứ 4 và phải dưới giới hạn phát hiện (0,6mg /l).

·         Nếu nồng độ đáy lớn hơn 0,6mg/l, hãy liên hệ với dược sỹ/ ChAMP/ID để được tư vấn về việc ngừng hoặc điều chỉnh liều.

·         Kiểm tra nồng độ thuốc sau đó hai lần mỗi tuần, trừ khi bệnh nhân có tình trạng lâm sàng khác biệt (ví dụ: chức năng thận bị suy giảm và sử dụng đồng thời với các thuốc gây độc thận).

   Bệnh nhân có thay đổi về mặt dược động học:

·         Xơ nang

·         Ung thư

·         Bỏng nặng

·         Suy thận

·         Những bệnh nhân này cần được theo dõi dựa trên tính toán nồng độ thuốc trong cơ thể theo thời gian (Ví dụ: diện tích dưới đường cong (AUC)).

·         Để tính AUC cầu ghi lại nồng độ thuốc tại một số thời điểm cụ thể.

·         Tham khảo Mẫu báo cáo Aminoglycoside MR860.91 để biết thời gian lấy mẫu cụ thể.

·         Mẫu báo cáo này phải được lưu trong bộ ghi chú của bệnh nhân tại phòng bệnh. Mẫu này sẽ được thu thập, diễn giải bởi dược sĩ lâm sàng, tiếp theo, dược sỹ sẽ cung cấp mẫu Tính toán liều aminoglycosid  MR860.92 dựa trên kết quả AUC.

   Giám sát sau đó:

·         TẤT CẢ bệnh nhân cần được kiểm tra nồng độ đáy và chức năng thận mỗi 3 đến 5 ngày trong suốt quá trình điều trị. BN ổn định có thể tiến hành mỗi 7 ngày.

·         Nồng độ đáy gentamicin cần ở dưới mức phát hiện được (<0,6mg/l.)

·         Nếu nồng độ đáy> 0,6mg/l, liên hệ với dược sỹ/ ChAMP/ID để được tư vấn vì cần phải dừng hoặc điều chỉnh liều.

  Theo dõi thuốc điều trị – chế độ liều ba lần/ngày:

·         Nồng độ đáy nên được đo trong suốt quá trình điều trị, hướng tới mức <1mg/l.1 Nồng độ đáy đầu tiên nên được đo trước khi đưa liều thứ 4, sau đó duy trì kiểm tra sau mỗi 3 đến 5 ngày nếu tình trạng bệnh nhân ổn định.

  Giám sát bổ sung cho chế độ 1 lần/ngày VÀ chế độ 3 lần/ngày:

·         Kiểm tra chức năng thận và điện giải 2 lần/tuần trong quá trình điều trị.

·         Bệnh nhân  điều trị > 2 tuần (ví dụ như viêm tủy xương hoặc viêm nội tâm mạc) với gentamicin phải được kiểm tra đánh giá nguy cơ mất thính lực và nhiễm độc tiền đình mỗi 1 đến 2 tuần.1

TÁC DỤNG PHỤ Thường gặp:

Nhiễm độc thận (thường hồi phục, có thể tiên liệu được nếu diều trị kéo dài quá 7-10 ngày), tổn thương tiền đình và ốc tai.1,6

Hiếm gặp:

Sốc phản vệ, co thắt phế quản, thiểu niệu, bệnh lý thần kinh ngoại biên và ức chế dẫn truyền thần kinh cơ.1,6

Tăng nguy cơ nhược cơ và suy hô hấp ở bệnh nhân mắc bệnh về thần kinh cơ, hạ kali máu, tăng magie máu hoặc khi sử dụng kết hợp với gây mê toàn thân hoặc truyền các chế phẩm máu có citrate.1

DUNG DỊCH TƯƠNG HỢP          NaCl 0.9%,

Glucose 5%, 10%

Dung dịch Hartmannvà dung dịch Ringer,

Mannitol9

BẢO QUẢN          Ống tiêm 80mg/2mL cần bảo quản tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 25˚C, loại bỏ phần thuốc thừa ngay sau khi mở ống.4
TƯƠNG TÁC THUỐC          Aminoglycoside bị bất hoạt nếu truyền chung với kháng sinh nhóm penicillin hoặc cephalosporin. Aminoglycoside có khả năng diệt khuẩn nhanh chóng, nên được truyền trước. Sau đó tráng đường truyền kỹ với dung môi tương hợp và truyền kháng sinh nhóm penicillin. Với bệnh nhân bị suy thận, nên cách xa hai thuốc vài giờ vài giờ.4, 9

Tăng nguy cơ bị nhiễm độc tai và/ hoặc độc thận khi gentamicin được sử dụng cùng thuốc gây độc tai hoặc độc thận (ví dụ: thuốc lợi tiểu quai và vancomycin), đặc biệt ở bệnh nhân bị suy thận từ trước.1, 5, 6

Gentamicin dùng đồng thời với  magie sulfat IV sẽ tăng tác dụng ức chế hệ thần kinh cơ, nên cẩn trọng khi sử dụng.1

Aminoglcoside kéo dài tác dụng của thuốc ức chế thần kinh cơ (cả không khử cực và khử cực). Cân nhắc giảm liều khi sử dụng và theo dõi sát sao nguy cơ suy hô hấp ở bệnh nhân.1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.