Menu

Giải thích một vụ tai nạn giao thông nghi ngờ do thuốc

TS.DS. Võ Thị Hà

Nhân một trường hợp có một vụ tai nạn do ông X gây ra, làm một phụ nữ tử vong và xét nghiệm chỉ số cồn trong máu thì rất thấp. Trong khi bệnh nhân đang sử dụng nhiều thuốc có nguy cơ làm cho việc lái xe không an toàn.

Lái xe an toàn cần có kỹ năng lái xe và khả năng tập trung. Tuy nhiên, một số tác dụng khi dùng một số thuốc có thể khiến lái xe trở nên nguy hiểm là buồn ngủ, mờ mắt, chóng mặt, di chuyển chậm, mất tập trung và dễ bị kích thích, hạ đường huyết, huyết áp thấp và thở chậm. Nếu não không nhận được lượng đường, máu và oxy bình thường, thì khả năng lái xe có thể bị ảnh hưởng1.

Vì ảnh hưởng nguy hiểm đến khả năng lái xe, nên ở Anh đưa ra danh sách các thuốc bị cấm khi lái xe như: amphetamine (vd: dexamphetamine), clonazepam, diazepam, flunitrazepam, lorazepam, methadone, opioids: morphine, codeine, tramadol or fentanyl, oxazepam, temazepam2.

Theo hướng dẫn của Pháp về “Các chế phẩm thuốc và lái xe” ban hành 2009 cho thấy: 10% các vụ tai nạn giao thông là do liên quan đến việc dùng các chế phẩm thuốc3.

Mức Ký hiệu Hướng khuyến cáo
Mức 1

Thận trọng

 

Thuốc này thường không gây vấn đề về khả năng lái xe nhưng đòi hỏi thông tin cho bệnh nhân. BN cần đọc tờ hướng dẫn dùng thuốc trước khi lái xe.
Mức 2

Rất thận trọng

 

Thuốc này có thể ảnh hưởng đến khả năng lái xe và đòi hỏi cần tư vấn của BS hay DS trước khi lái xe

 

Mức 3

Nguy hiểm: không lái xe

 

Thuốc này ảnh hưởng đến khả năng lái xe khi sử dụng chúng. BN không được phép lái xe. Trước khi lái xe lại, cần hỏi BS xem sau bao lâu thì được lái xe lại.

Do đó, Pháp đã phân chia các chế phẩm thuốc thành 3 mức nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng lái và khuyến cáo.

Nhiều loại thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn (OTC) phổ biến có thể gây ra tác dụng phụ khiến lái xe không an toàn. Những loại thuốc này nên tránh hoặc sử dụng cẩn thận khi lái xe.

 

Các thuốc của ông X đang dùng

Thuốc Mức nguy cơ khi lái xe  
1.      Alimemazine (Theralene®) 2 Thuốc trị ho
2.      Perindopril (Coversyl Tab 10mg) 1 Thuốc trị tăng huyết áp
3.      Gliclazid (Golddicron 30mg 2 Thuốc trị đái tháo đường
4.      Sitagliptin (Meyersiliptin)

 

Không có dữ liệu
5.      Metformin (Metformin Stada 1000mg)

 

Không có dữ liệu
6.      Allopurinol (Angut 300m)

 

Không có dữ liệu Thuốc trị gout
7.      Sillymarin (Hepaqueen Gold 250mg)

 

Không có dữ liệu Bổ gan
8.      Fenofibrat (Fibrofin 145)

 

Không có dữ liệu Thuốc trị rối loạn lipid máu

Cụ thể:

  1. Alimemazine: là thuốc kháng histamin thế hệ 1, có nhiều hả năng gây ảnh hưởng đến khả năng lái xe bởi các tác dụng phụ trên thần kinh trung ương như lơ mơ, rối loạn thị giác (nhìn mờ, giãn đồng tử), nhịp tim nhanh, kích thích….
  2. Perindopril: Tất cả các thuốc trị tăng huyết áp có thể có ảnh hưởng đến việc lái xe, đặc biệt là do tác dụng vận mạch của chúng. Hạ huyết áp và chóng mặt có thể xảy ra, đặc biệt là khi bắt đầu điều trị, nhưng nói chung là lành tính và thoáng qua. Sau giai đoạn bắt đầu điều trị hoặc điều chỉnh, khi đã điều trị lâu dài thì thuốc trị tăng huyết áp chỉ ảnh hưởng đến một số ít trường hợp.
  3. Gliclazid: Sự xuất hiện của các cơn hạ đường huyết do dùng thuốc tạo thành một rủi ro lớn đối với việc lái xe. Các dấu hiệu của hạ đường huyết gồm: run rẩy, chóng mặt, đau đầu, vã mồ hôi và cảm thấy đói; tim đập nhanh, thị lực giảm, cáu gắt và da tái nhợt. Nguy cơ này càng dễ xảy ra khi dùng liều lượng không phù hợp, giảm khẩu phần thức ăn hoặc tập thể dục gắng sức mà không dùng điều chỉnh liều. Gliclazid là một thuốc có phản ứng phụ gây hạ đường huyết khá nổi bật. Đặc biệt khi bệnh nhân này dùng phối hợp 3 thuốc trị đái tháo đường. Khi bệnh nhân dùng thuốc này cần tư vấn bệnh nhân về các dấu hiệu báo trước của một đợt hạ đường huyết và các biện pháp giải quyết (dừng xe, bổ sung đường như uống nước ngọt, ngậm kẹo…).

Kết luận:

  • Ông X đang sử dụng 3 thuốc có nhiều ảnh hưởng nhất đến khả năng lái xe, gồm: alimenrazine (gây lơ mơ, rối loạn thị giác (nhìn mờ, giãn đồng tử), nhịp tim nhanh, kích thích); perindopril (gây hạ huyết áp và chóng mặt) và gliclazid (gây hạ đường huyết).
  • Các yếu tố nguy cơ khiến ông Long dễ bị ảnh hưởng tác dụng của thuốc gây giảm khả năng lái xe:
  • lớn tuổi (51 tuổi),
  • bị mắc nhiều bệnh mãn tính phải dùng thuốc lâu dài, đặc biệt là bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường
  • Bệnh nhân bị gout: có thể có các triệu chứng về khớp, làm giảm khả năng vận động
  • Đặc biệt cần hỏi rõ thêm ông X các thông tin sau:
  • liều và thời điểm ông Long dùng thuốc siro trị ho (trước bao lâu khi lái xe, vì thuốc này có tác dụng kéo dài 6-12h),
  • ông Long có uống đều đặn các thuốc ghi trong đơn không và
  • khi xảy ra tai nạn ông Long có các triệu chứng (lơ mơ, nhìn kém, nhịp tim nhanh, kích thích, run rẩy, chóng mặt, đau đầu, vã mồ hôi và cảm thấy đói; tim đập nhanh, thị lực giảm, cáu gắt và da tái nhợt).

TS.DS. Võ Thị Hà

Nguồn tài liệu tham khảo:

  1. http://www.safemedication.com/safemed/MedicationTipsTools/WhatYouShouldKnow/Medications-and-Driving-Safely
  2. https://www.express.co.uk/life-style/cars/846822/drug-driving-prescription-medication-ban-fine-UK-law
  3. Medicinal products and driving. Link: https://www.ansm.sante.fr/var/ansm_site/storage/original/application/e5f2e48d5344bcfef6ca865ac63e7c3d.pdfa

 

 

 

One Comment

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.