Menu

Liều đề nghị của corticosteroid đường tiêm tĩnh mạch trong đợt kịch phát của COPD?

 

 

Nguồn: Joseph Li. Recommended Dose of IV Corticosteroids for COPD Exacerbation. March 02, 2004. Link: http://www.medscape.com/viewarticle/468134

Người dịch: DS. Nguyễn Quỳnh Anh

 

Câu hỏi

Dường như một liều rất lớn corticosteroid đường tiêm tĩnh mạch (IV) (1-2mg/kg methylprednisolone mỗi 6 giờ) thường được sử dụng trong đợt kịch phát nghiêm trọng phải nhập viện của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Gần đây tôi có 2  bệnh nhân không mắc bệnh đái tháo đường, từng bị nhiễm nấm mucor lan tỏa (disseminated mucormycosis) đã điều trị, tôi muốn biết liệu có bằng chứng nào chỉ ra liều lý tưởng của corticosteroid IV khi sử dụng trên bệnh nhân nội trú hay không?

 

Câu trả lời từ Joseph Li, MD

Căn bệnh COPD là một gánh nặng lớn cho nền y tế và kinh tế ở Mỹ cũng như các nước trên thế giới. Hơn 5% dân số thế giới phải khổ sở vì căn bệnh COPD này.[1] Trong thời đại của những kì tích y học hiện nay, COPD là nguyên nhân chính và duy nhất gây tử vong ở Mỹ với tỷ lệ mắc bệnh và tử vong tăng dần.[2] Vào năm 1993, chi phí điều trị COPD chiếm 24 tỷ Đô la Mỹ trong hệ thống chăm sóc sức khỏe; trong đó có hơn  60% chi phí này liên quan trực tiếp đến dịch vụ chăm sóc tại bệnh viện.[3,4] 

Đối với một căn bệnh phổ biến như vậy, thật đáng ngạc nhiên là lại có rất ít bằng chứng xung quanh việc sử dụng corticosteroid trong quản lý đợt kịch phát cấp của COPD. Cần phân biệt phương pháp điều trị này với phương pháp điều trị cơn hen cấp, một bệnh thực thể lâm sàng khác biệt hoàn toàn.Việc sử dụng corticosteroid đườngtoàn thân đề điều trị cơn hen cấp không những được sử dụng rộng rãi mà còn cho thấy những lợi ích.[5]Trong nhiều thập niên, các bác sĩ đã kê corticosteroid để điều trị đợt kịch phát cấp của COPD với vai trò kéo dài tác dụng của những loại thuốc điều trị cơn hen cấp. Nói một cách công bằng, đôi khi rất khó để xác định một bệnh nhân bị hen và/hoặc COPD khi đã có bệnh phổi tắc nghẽn. Trong những trường hợp như vậy, liệu pháp corticosteroid được kê trong một đợt kịch phát cấp là phù hợp.

Ngày nay, các bác sĩ thường điều trị cho bệnh nhân có đợt COPD kich phát cấp bằng methylprednisolone đường tiêm tĩnh mạch, tiếp nối là một đợt điều trị giảm liều dần bằng prednisone đường uống.[6] Bằng chứng xung quanh phương pháp này chủ yếu đến từ một vài nghiên cứu nhỏ.[7-9]

Bằng chứng tốt nhất ủng hộ việc sử dụng corticosteroid đường toàn thân trên bệnh nhân nội trú do đợt kịch phát của COPD đến từ thử nghiệm “Sử dụng corticosteroid đường toàn thân trong đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính” (SCCOPE).[10] Trong nghiên cứu này, các bệnh nhân được chia ngẫu nhiên thành 3 nhóm: nhóm placebo, nhóm sử dụng corticosteroid đường toàn thân 2 tuần, và nhóm sử dụng corticosteroid đường toàn thân 8 tuần. Phương pháp điều trị bằng đường toàn thân này sử dụng methylprednisolone 125 mg IV trong 3 ngày rồi giảm liều dần bằng prednisone đường uống. Kết quả ở những người tham gia được điều trị bằng corticosteroid trong 2 tuần so với trong 8 tuần không có sự khác biệt.

 

Nhữngbệnh nhân điều trị bằng corticosteroid có:

  • Tỷ lệ điều trị thất bại dưới 10%, trong 30 và 90 ngày.
  • Thời gian nằm viện ngắn hơn.
  • Cải thiện thể tích thở ra gắng sức trong giây đầu tiên (FEV1) nhanh hơn; và
  • Tăng đường huyết nhiều hơn, đòi hỏi phải thêm hoặc thay đổi thuốc sử dụng để kiểm soát đường huyết.

 

Một nghiên cứu nhỏ hơn sau đó đã chia ngẫu nhiên các bệnh nhân có đợt COPD kịch phát cấp thành nhóm sử dụng placebo và nhóm điều trị bằng prednisolone 30 mg trong 14 ngày.[11]

Những bệnh nhân điều trị bằng prednisolone có thời gian nằm viện ngắn hơn và cải thiện FEV1 nhanh hơn.

Hai nghiên cứu nhỏ này đều ủng hộ việc sử dụng corticosteroid trong điều trị đợt COPD kịch phát cấp. Sự cải thiện sớm FEV1 là cao nhất ở nhóm bệnh nhân được điều trị bằng methylprednisolone IV trong thử nghiệm SCCOPE. Tuy nhiên, bằng chứng này không đủ để chỉ ra một liều tối ưu cho corticosteroid khi điều trị một đợt kịch phát cấp. Dựa trên dữ liệu từ thử nghiệm SCCOPE,  không có bằng chứng nào ủng hộ việc sử dụng corticosteroid kéo dài trên 2 tuần.[10]

Tuy nhiên cần nhấn mạnh một lần nữa, bằng chứng trong lĩnh vực này vẫn chưa đầy đủ và cần được nghiên cứu sâu hơn.

 

Tài liệu tham khảo

  1. Coultas DB, Mapel D, Gagnon R, Lydick E. The health impact of undiagnosed airflow obstruction in a national sample of United States adults. Am J RespirCrit Care Med. 2001;164:372-377. Abstract
  2. Murray CJ, Lopez AD. Alternative projections of mortality and disability by cause 1990-2020: Global Burden of Disease Study. Lancet. 1997;349:1498-1504. Abstract
  3. Sullivan SD, Ramsey SD, Lee TA. The economic burden of COPD. Chest. 2000;117(suppl):5S-9S.
  4. Sin DD, McAlister FA, Man FAP, Anthonisen, NR. Contemporary management of chronic obstructive pulmonary disease: scientific review: JAMA. 2003;290:2301-2312. Abstract
  5. Fanta CH, Rossing TH, McFadden ER Jr. Glucocorticoids in acute asthma. A critical controlled study. Am J Med 1983;74:845-851.
  6. Erbland ML. Role of systemic corticosteroid therapy in COPD. In: Rose B, Rush J. UpToDate Online. 2003;11.3.
  7. Albert RK, Martin TR, Lewis SW. controlled clinical trial of methylprednisolone inpatients with chronic bronchitis and acute respiratory insufficiency. Ann Intern Med. 1980;92:753.
  8. Emerman CL, Connors AF, Ludens TW, et al. A randomized controlled trial of methylprednisolone in the emergency treatment of acute exacerbations of COPD. Chest. 1989;95:563.
  9. Bullard MJ, Liaw SJ, Tsai YH, Min HP. Early corticosteroid use in acute exacerbations of chronic airflow obstruction. Am J Emerg Med. 1996;14:139-143. Abstract
  10. Niewoehner DE, Erbland ML, Deupree RH, et al. Effect of systemic glucocorticoids on exacerbations of chronic obstructive pulmonary disease. Dept of Veterans Affairs Cooperative Study Group. N Engl J Med. 1999;340:1941-1947. Abstract
  11. Davies L, Angus RM, Calverley PM. Oral corticosteroids in patients admitted to hospital with exacerbations of chronic obstructive pulmonary disease: a prospective randomized controlled trial. Lancet. 1999;354:456-460. Abstract

 

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.