Menu

Thuốc giả tại khu vực Đông Nam Á

Người dịch: DS. Nguyễn Quỳnh Anh, BV An Sinh

Nguồn: http://www.iracm.com/en/2018/05/medicine-falsification-south-east-asia/?fbclid=IwAR1VSWNC-y_5zOMtsClNs2B6dMNJu1odTZ-eTsMjfc1sLEgYiYj3KRkWa4c

 

Sự lưu thông rộng rãi của thuốc giả và không đạt tiêu chuẩn ở Đông Nam Á là một vấn đề lớn cho sức khỏe cộng đồng. Thuốc giả đang hiện hữu ở khu vực này đang ngày càng đe dọa cuộc sống con người, đặc biệt khi chúng ngăn cản sự hạn chế các bệnh truyền nhiễm, và sức khỏe động vật trong một khu vực nông nghiệp là chủ yếu. Hơn nữa, loại hình mua bán sinh lợi này được hình thành và lớn mạnh với tự do hóa thương mại. Trong bối cảnh này, điều quan trọng là các chính phủ xây dựng các quy định, cung cấp khả năng phù hợp và tạo ra sự phối hợp giữa các nước để vấn đề này được giải quyết.

Mức độ của vấn đề

Làm giả thuốc là một hoạt động phi pháp, khó phát hiện và theo dõi, đồng thời cũng rất khó để ước lượng tình hình thực tế. Từ năm 2013, WHO đã nhận được 1500 báo cáo về các sản phẩm kém chất lượng hoặc giả mạo, các sản phẩm được báo cáo thường xuyên nhất là thuốc chống sốt rét và thuốc kháng sinh. Hầu hết các báo cáo (42%) đến từ Châu Phi cận Saraha, 21% từ Châu Mỹ và 21% từ Châu Âu. Điều này chắc chắn chỉ là phần nổi của tảng băng trôi vì nhiều trường hợp có thể không bao giờ được báo cáo. Chỉ có 2% trường hợp sản phẩm kém chất lượng hoặc giả mạo được báo cáo cho WHO đến từ Đông Nam Á.

Báo cáo thương mại bất hợp phát gần đây nhất của Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO) xác nhận sự bất khả xâm phạm này. Trong năm 2016, WCO đã không nhận được bất kì cảnh báo nào từ các nước Đông Nam Á về loại hình buôn lậu này, nhưng WCO xác nhận hầu hết loại hình buôn lậu này được trung chuyển qua khu vực này.

Tổ chức buôn bán

Myanmar, Việt Nam và Thái Lan là những điểm trung chuyển chính cho các loại thuốc giả mạo được phân phối cho thị trường toàn cầu từ các cảng ở Singapore, Malaysia, Việt Nam và Thái Lan. WCO báo cáo rằng 50-60% mậu dịch bất hợp pháp được vận chuyển qua đường biển. Thực tế này một phần là do các hiệp định thương mại tự do giữa các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) với các nước này, và tiêu chuẩn hóa cơ sở hạ tầng và kết nối khu vực.

UNODC nói rằng các chuyến hàng qua biên giới của sản phẩm bất hợp pháp đến và đi từ Đông Nam Á, thường xuyên qua Ấn Độ và Trung Quốc, đã tăng lên trong vài năm qua. Trung Quốc và Ấn Độ là những trung tâm sản xuất chính nhưng các nhóm tội phạm có tổ chức dường như đã chuyển một số quy trình sản xuất sang Việt Nam, Myanmar và Campuchia để tránh các luật khó khăn hơn và hưởng lợi từ chi phí sản xuất và lao động thấp hơn. UNODC cũng đã báo cáo rằng các nhóm tội phạm có tổ chức, đã được bản địa hóa ở Đông Nam Á, đa dạng về loại hình và thường nhất thời: một số là một phần của Hội Tam Hoàng ở miền nam Trung Quốc đã hoạt động từ thế kỉ thứ 19, các nhóm khác hình thành và giải tán trong thời gian của một thế hệ, hoặc ít hơn. Do thiếu điều tra và bắt giữ tại quốc gia mà các loại thuốc giả mạo được sản xuất, và hầu như không thể quét sạch buôn lậu và nhập khẩu lậu thuốc trong các nước này.

Một báo cáo của Interpol cho thấy trong năm 2009 một mạng lưới có thể đã kết nối với Hội Tam Hoàng, phân phối các loại thuốc rối loạn cương dương giả tại các hộp đêm và các nhà thổ ở Malaysia. Nghi phạm chính được xác định là một lãnh đạo Hội Tam Hoàng đang làm việc cho một tập đoàn Trung Quốc ở Kuala Lumpur. Ở Campuchia, một mạng lưới liên kết với băng nhóm Yakuza Nhật Bản đã được xác định trong một trường hợp phân phối thuốc giả. Buôn lậu các sản phẩm giả mạo như Viagra cho các bệnh nhân ở Campuchia (nhà thuốc không giấy phép) và ở Nhật Bản (online).

Những nguy cơ buôn lậu

Những năm gần đây, sự đề kháng với artemisinin (thuốc trị sốt rét) đã được báo cáo ở 5 nước Mekong: Campuchia, Myanmar, Lào, Thái Lan, Việt Nam. Điều này có thể một phần là do sự tăng lên của artesunate giả, một trong những loại thuốc chống sốt rét chủ yếu. Điều này đã được tiết lộ trong một nghiên cứu đột phá được thực hiện bởi các nhóm nghiên cứu của Paul Newton vào năm 2001. Tổng cộng có 38% trong số 104 mẫu artesunate mua ở 5 quốc gia không chứa thành phần hoạt tính. Những con số này được xác nhận trong những nghiên cứu gần đây cũng cho thấy sự gia tăng của các loại thuốc không đạt tiêu chuẩn trong khu vực này.

  • Một nghiên cứu được công bố năm 2017 cho thấy 28,5% các thuốc kháng sinh được kiểm tra từ năm 2011 đến năm 2014 không đạt tiêu chuẩn hoặc giả mạo.
  • Năm 2006, một nghiên cứu được thực hiện ở Myanmar, Lào, Việt Nam và Campuchia chỉ ra 68% thuốc chống sốt rét không chứa đúng lượng hoạt chất (Alter Hall, 2006).
  • Tổng cộng 27% thuốc chống sốt rét được thử nghiệm tại Campuchia năm 2006 cho thấy thành phần hoạt chất không chính xác (Lon, 2006)

Tuy nhiên, thuốc giả ở khu vực này không chỉ là thuốc chống sốt rét: tất cả các nhóm điều trị đều đã bị ảnh hưởng. Một số chiến dịch của Interpol đã làm tăng sự hiểu biết của chúng ta về tình hình như sau:

  • Chiến dịch Storm (Operation Storm) vào năm 2008 đã phát hiện ra các viên thuốc giả ở Myanmar, sản xuất tại Thái Lan.
  • Chiến dịch Storm II năm 2010 thu hồi khối lượng dược phẩm trị giá hàng triệu đô la thuốc kháng sinh, thuốc chống sốt rét, thuốc tránh thai, huyết thanh uốn ván, và thuốc giảm đau.
  • Chiến dịch Jupiter năm 2006 ở Đông Nam Á cho thấy 61% trong tổng số 321 mẫu được sản xuất bởi một nhà sản xuất hàng đầu Châu Á (Dược phẩm Quế Lâm ở khu vực của Trung Quốc ở Quảng Tây) đã bị giả mạo.

Để kết luận, Trong năm 2016, WHO đã ban hành 2 cảnh báo sau khi phát hiện ra các loại thuốc giả có trong khu vực:

  • Hai loại thuốc điều trị Viên gan C giả mạo được bán là LEDSO và DAKAVIR
  • AMARIL: vắc xin sốt vàng da giả mạo

Một mối đe dọa khác ngày càng tăng là từ các loại thuốc thú y giả mạo, đây là mối quan ngại lớn trong khu vực chủ yếu nông nghiệp. Năm 2013, hai người đàn ông Việt Nam đã bị bắt vì loại hình buôn lậu này. Hằng tuần, những người này sản xuất và phân phối hàng trăm loại thuốc kháng sinh giả như amoxicillin và doxycillin cho vật nuôi cung cấp thực phẩm cho con người

Các hoạt động chống buôn lậu

Trong mười năm qua, chính phủ các nước đã áp dụng các biện pháp khác nhau để đối phó với mối đe dọa gia tăng từ các loại thuốc giả. Các biện pháp được thay đổi theo các nguồn lực địa phương, pháp luật và sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế. Các biện pháp cụ thể được áp dụng vào luật và quy định quốc gia ở tất cả các nước Mekong về quản lí dược phẩm và đảm bảo chất lượng:

  • Luật Dược quốc gia Myanmar (1992),
  • Luật Dược (2005) tại Việt Nam,
  • Luật Dược (2003) tại Thái Lan,
  • Luật Quản lí Dược phẩm (1996) tại Campuchia, và
  • Luật về Thuốc và các Sảm phẩm Y tế (2000) tại Lào.

Ở một số quốc gia, những thách thức mới này đã tạo ra những sửa đổi đối với pháp luật hiện hành. Ví dụ, ở Thái Lan, Đạo luật ma túy năm 1967 đã được sửa đổi nhiều lần để đưa ra các biện pháp chống “thuốc giả và thuốc không đạt tiêu chuẩn” và mức độ ngăn chặn cao hơn cho những kẻ buôn lậu.

Pháp luật của Campuchia đã sửa đổi để đưa ra các biện pháp ngăn chặn hiệu quả hơn. Sửa đổi năm 2007 đối với Luật quản lí Dược phẩm cũ (1996) quy định các mức xử phạt khác nhau đối với các hành vi phạm pháp khác nhau; từ việc mua nguyên liệu thô không có giấy phép, đến sản xuất và bán các sản phẩm bất hợp pháp. Năm 2011, Bộ trưởng Y tế Campuchia cũng đã triển khai các đơn vị giám sát để đảm bảo áp dụng Luật Quản lí Dược phẩm. Nhiệm vụ của họ bao gồm giúp “điều tra và loại bỏ các thuốc giả ở Vương quốc Campuchia”. Họ cũng được phép “tạm giữ các loại thuốc giả, thuốc không có giấy phép và bị cấm, thiết bị y tế và nguyên liệu thô đã hết hạn …”

Chính phủ các nước Mekong đã cố gắng hành động cụ thể để đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng từ những loại thuốc không đạt chuẩn hoặc giả mạo bằng cách mở rộng kho vũ khí hợp pháp và năng lực hoạt động của họ. Tuy nhiên, bất chấp những tác động tích cực được tạo ra bởi các sáng kiến quốc gia, những thách thức chính vẫn là:

  1. Pháp luật đôi khi lỗi thời và cần được sửa đổi nếu chúng vẫn được áp dụng cho các tội phạm dược phẩm phức tạp đang ngày càng tăng lên.
  2. Thiếu năng lực hoạt động, thiếu nguồn nhân lực, trang thiết bị và cơ sở hạ tầng ở hầu hết các quốc gia, thiếu các chương trình đạo tạo thực địa…
  3. Thiếu hoặc chưa có luật trừng phạt các cơ quan tham nhũng lẽ ra phải chịu trách nhiệm đảm đảm bảo thi hành luật.
  4. Thiếu một sự đồng thuận toàn cầu về thế nào là thuốc giả về phương diện pháp lí.
  5. Thiếu sự hợp tác giữa các quốc gia, các vùng lãnh thổ.
  6. Xem xét các thách thức liên quan đến việc triển khai các công nghệ mới và phát triển các nhà thuốc trực tuyến bất hợp pháp ở các quốc gia trong khu vực.
  7. Một chuỗi cung ứng phức tạp khó theo dõi. Ví dụ, ở Campuchia, có hơn 1000 cửa hàng thuốc được quản lí và gần 2500 cửa hàng thuốc bất hợp pháp.

Tài liệu tham khảo

  1. https://www.interpol.int/Crime-areas/Pharmaceutical-crime/Pharmaceutical-crime
  2. https://pdfs.semanticscholar.org/c3af/cd859fd4d1466ec6d80f41929d7c70d84ef9.pdf
  3. https://bmjpaedsopen.bmj.com/content/1/1/bmjpo-2017-000007
  4. http://www.who.int/medicines/publications/drugalerts/Alert32016_Fev_FalsifiedHepatitisCproducts_fr.pdf?ua=1
  5. http://www.who.int/medicines/publications/drugalerts/Alert2_2016_Fev_Falsified_AMARILyellow-fever-vaccine_searo_fr.pdf?ua=1
  6. https://www.vietnambreakingnews.com/2013/10/makers-of-fake-veterinary-medicine-uncovered/
  7. https://onlinelibrary.wiley.com/doi/epdf/10.1002/app5.87
  8. https://www.tilleke.com/sites/default/files/2017_Sep_Combatting%20Counterfeit%20Drugs%20-%20Case%20Studies%20of%20Cambodia%20Vietnam%20and%20Thailand.pdf

 

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.