Menu

Tư vấn cho bệnh nhân về bệnh mãn tính

Người dịch: Nguyễn Huỳnh Anh Vũ-SVDược-Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch.

Người hiệu đính: Nguyễn Thị Thảo – khoa Dược BV Nhi Thanh Hóa

Nguồn tài liệu: Shantanu Nundy M.D_(cập nhật lần cuối ngày 15 tháng 10 năm 2010)_Counseling Patients About Their Chronic Diseases_Psychology Today

Link

 Hướng dẫn sức khỏe cơ bản không phải là quá đơn giản

Các nghiên cứu gần đây về việc “các hạn chế của làm việc theo ca” (làm việc 30 giờ liên tục)   đã thúc đẩy sự phát triển của dịch vụ “dayfloat” (làm việc ban ngày) nhằm bảo vệ bệnh nhân khỏi những rủi ro trong quá trình   điều trị của bác sĩ và giúp cho các bác sĩ   tuân thủ được các giới hạn về giờ làm việc. Hai tuần qua tôi đã làm một bác sĩ  điều trị ban ngày cho các  bệnh nhân điều trị nội trú tại khoa tim mạch. Công việc của tôi là  xoay vòng từ phòng bệnh này đến phòng bệnh khác, giúp cho các   bác sĩ   rời khỏi bệnh viện đúng giờ và sau đó chăm sóc cho bệnh nhân của họ cho đến hết ngày làm việc. Việc xoay vòng  từ  phòng bệnh này đến  phòng bệnh khác thì không  áp lực, nhưng vì tôi  làm việc từ phòng bệnh này đến phòng bệnh khác nên không theo dõi riêng một bệnh nhân nào.

Đến cuối vòng xoay hai tuần của tôi, tôi đã gặp  một câu hỏi của  người chồng của một bệnh nhân khi anh ta muốn  biết tình trạng bệnh của vợ anh ta. Tôi   nhìn qua  bảng tóm tắt của tôi  về bệnh tình của bệnh nhân-Tôi được biết là cô FN được đưa đến bệnh viện vì suy tim thứ cấp do “không tuân thủ  điều trị”, cô dường như không uống bất kỳ thuốc điều trị nào trong hơn một tuần, điều này làm cho mạch máu bị tắc nghẽn, giảm khả năng lưu thông máu dẫn đến khó thở khiến cô phải nhập viện.  Hơn nữa, cô FN cũng đang có “chế độ ăn uống không tốt” như ăn đồ ăn Trung Quốc, làm cho tình trạng bệnh của cô thêm nặng hơn.

Những bệnh nhân giống như cô FN không có gì xa lạ với chúng tôi. Suy tim nghiêm trọng là một trong những lý lo phổ biến nhất khi bệnh nhân nhập viện tại bệnh viện chúng tôi và cũng là một trong các bệnh dễ phòng ngừa nhất. Tuy nhiên, suy tim cấp tinh cũng có nhiều nguyên nhân gây ra, thông thường thì bệnh nhân bị suy tim do họ không uống được thuốc kê đơn của bác sĩ hoặc là họ ăn quá nhiều muối. Việc không tuân thủ này khiến cho các nhân viên  y tế phải lo lắng   và cảm thấy chán nản vì bệnh nhân không biết tự chăm sóc bản thân.

Khi tôi bước vào phòng bệnh nhân, tôi đã chuẩn bị sẵn câu trả lời đơn giản cho các câu hỏi của người nhà bệnh nhân: “Bác sĩ khám bệnh sao rồi ạ”, “ cô ấy có bị đau tim không?”, “Khi nào thì cô ấy có thể về nhà”. Nhưng chồng của cô FN còn lo lắng một chuyện khác đó là tại sao chân vợ anh lại bị sung phồng. Sự sung phồng như vậy khiến cho cố ấy khó đi lại và không thực hiện được sở thích của họ, đó là đi dạo. Tôi giải thích rằng chứng phù nề ở chân cô ấy là do bệnh suy tim gây ra. Mỗi khi cô ấy bị suy tim, cô ấy cũng sẽ bị phù nề. Tôi tính rời khỏi phòng thì  chồng cô FN muốn biết thêm rằng làm thế nào mà chân của cô ấy lại bị  phù  .

Tôi nghĩ thầm rằng đó là do không uống thuốc hoặc là không làm những điều mà cô phải làm. Nhưng tôi đặt sự thất vọng đó sang một bên và tôi cũng cảm thấy tầm quan trọng của việc  giải thích cho bệnh nhân hiểu, tôi quyết định trả lời câu hỏi của anh ta một cách đầy đủ. Tôi ngồi xuống và giải thích rằng suy tim là do máu không được bơm tốt, lưu lượng máu cũng ít đi, thận thì giữ nước và muối. Tuy nhiên, thận càng chứa nhiều nước thì tim càng quá tải, tim lại càng dùng sức đẩy máu đi mạnh hơn làm cho thận càng chứa nhiều nước hơn nữa, cứ xoay vòng như vậy. Cuối cùng, tôi kết luận với anh ta là việc tích tụ chất lỏng ở chân làm cho chân bị  phù và gây khó khăn trong việc di lại.

Anh ấy nhìn chăm chú vào tôi. Rõ ràng, anh ấy muốn tôi nói tiếp

“ Có rất nhiều thứ có thể gây ra vòng luẩn quẩn tồi tệ đó. Nếu bạn ăn thức ăn Trung Quốc có quá nhiều muối, cơ thể của bạn sẽ giữ nước. Nước sẽ lại làm tim quá tải, làm giảm lượng máu đến thận, thận sau đó lại giữ nhiều nước hơn, cứ vậy chu kỳ lại lập lại. Không uống thuốc cũng là nguyên nhân làm cho vòng chu kỳ đó lập đi lập lại. Vì mỗi loại thuốc thì có tác dụng đối với mỗi bộ phận tương ứng. Ví dụ như thuốc lisinopril[1]mà vợ anh đang uống dùng để ngăn chặn việc thận bị ứ nước.”.

Tôi và  anh ta đã nói chuyện thêm khoảng 15 phút nữa và tôi cũng đã nói cho anh ta biết về tất cả loại thuốc mà cô FN sử dụng để điều trị chứng phù chân của cô ấy. Tôi cũng nói thêm cho anh ta về sự nguy hiểm của muối, không chỉ những loại muối được ghi trên bảng bệnh án của cô FN mà còn các loại muối trong thức ăn hằng ngày của họ. Để có thể kiểm soát lượng muối, họ cần phải tránh ăn các đồ ăn đóng hộp, đồ ăn đông lạnh, những bữa ăn ở nhà hàng, nơi tốt nhất chỉ có là nấu ăn tại nhà.

Lúc xuất viện, cô FN và chồng của cô đã nói với chúng tôi rằng họ chưa từng được nhận bất kỳ lời khuyên nào về việc phải tuân thủ nghiêm túc uống thuốc cũng như chế độ ăn hạn chế muối, hay nói ra lý do tại sao cô phải áp dụng chế dộ điều trị như vậy. Lúc đầu, tôi cũng không tin chuyện cô ấy chưa từng được nhận bất kỳ lời khuyên nào từ bác sĩ về bệnh suy tim, nhưng càng nghĩ thì tôi càng thấy chuyện đó hoàn toàn có thể xảy ra. Thông thường thì các bệnh nhân được chuẩn đoán trước tiên là bị suy tim khi họ phải nhập viện trong tình trạng khó thở hay đau ngực

Xem xét một số ca nhập viện  do suy tim mới khởi phát trong 2 tuần vừa qua ở khoa tim mạch, tôi có cảm giác như cô FN đã nói đúng. Bệnh nhân sau khi nhập viện sẽ được đưa đi kiểm tra xét nghiệm máu, một loại các bước đo điện tâm đồ (EKG), siêu âm tim, kiểm ra căng thẳng (strees testing), thường thì được điều trị bằng phương pháp đo nhịp tim và đồng thời dùng bắt đầu từ 3 đến 5 loại thuốc điều trị suy tim. Bệnh nhân lẫn các bác sĩ tim mạch hầu như đã dồn hết sự quan tâm vào các mẫu xét nghiệm và những loại thuốc mới nên việc tư vấn cho bệnh nhân về bệnh suy tim đã bị bỏ qua. Các bệnh nhân sau khi kiểm tra cận lâm sàng xong sẽ được  về giường bệnh, các bác sĩ tim mạch thì bận rộn với việc làm các hồ sơ bệnh án và làm các  thủ tục hành chính, phần thời gian còn lại của các bác sĩ là đổi thuốc và kê toa mới cho bệnh nhân, hầu như không  giải thích bất kỳ thông tin cơ bản nào về bệnh suy tim cho bệnh nhân. Trong suốt  thời gian thăm khám lần đầu  , các bác sĩ có thể giả sử như đã nắm toàn bộ các vấn đề về tim mạch của các bác sĩ chuyên khoa tim khác và thay vào khoảng thời gian 15 phút của họ có thể giúp đỡ bệnh nhân trong việc tư vấn những hiểu biết cơ bản về suy tim. Trong lần nhập viện tiếp theo của các bệnh nhân do suy tim, họ sẽ không còn là những bệnh nhân “new-onset heart failure” (suy tim mới khởi phát). Các kiểm tra cận lâm sang cũng dễ dàng hơn, nhưng thường thì như trường hợp của cô FN, bác sĩ đã nghĩ rằng cô ấy đã được nghe những hiểu biết cơ bản về bệnh suy tim trước đó nên cuối cùng bác sĩ cũng không  giải thích gì thêm cho cô.

Hóa ra  cuối cùng thì việc giải thích những kiến thức  cơ bản thì không dễ. Các hệ thống y tế  chủ yếu tập trung vào việc làm các xét nghiệm và các kỹ thuật để điều trị bệnh nhân[2], còn việc tư vấn, đưa ra lời khuyên về bệnh  , cách giữ gìn sức khỏe sau khi ra viện thì còn hạn chế. Mặc dù tôi chỉ còn     hơn hai ngày làm việc trong khoa tim mạch, nhưng tôi đã  tập trung vào những bệnh nhân bị suy tim và tư vấn một số vấn đề về giai đoạn đầu của suy tim. Nhưng cho đến khi chúng tôi tìm được một phương pháp phù hợp cho việc giáo dục sức khỏe bệnh nhân theo đúng tiêu chuẩn của y học thì có thể chúng tôi đã để sót những bệnh nhân cần được tư vấn.

 

 

Tài liệu tham khảo:

[1]: https://www.thuocbietduoc.com.vn/thuoc-goc-488/lisinopril.aspx

[2]: https://www.heart.org/en/health-topics/heart-attack/diagnosing-a-heart-attack/cardiac-catheterization

 

 

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.