Menu

Vai trò của dược sĩ trong đại dịch COVID-19

Lược dịch:SVD. Phạm Minh Anh, SVD. Nguyễn Thanh Huyền – Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Nguồn: Visacri MB, Figueiredo IV, Lima TM. Role of pharmacist during the COVID-19 pandemic: A scoping review. Res Social Adm Pharm. 2021.

 

Bối cảnh

Kể từ khi bắt đầu bùng phát đại dịch Coronavirus mới (COVID-19) vào tháng 12 năm 2019, các dược sĩ trên toàn thế giới đang đóng một vai trò quan trọng trong việc áp dụng các chiến lược đổi mới để giảm thiểu tác động tiêu cực của đại dịch.

Mục tiêu

Xác định và mô tả các dịch vụ cốt lõi do dược sĩ cung cấp trong đại dịch COVID-19.

Phương pháp

Thực hiện tìm kiếm tài liệu trong MEDLINE, Embase, Scopus và LILACS cho các nghiên cứu được xuất bản từ ngày 1 tháng 12 năm 2019 đến ngày 20 tháng 5 năm 2020 mà không có sự hạn chế ngôn ngữ. Các nghiên cứu báo cáo các dịch vụ do dược sĩ cung cấp trong đại dịch COVID-19 đã được đưa vào.

Kết quả

Tổng số 1189 nghiên cứu đã được xác định, trong đó có 11 nghiên cứu thỏa mãn đầy đủ các tiêu chuẩn lựa chọn. Hầu hết các nghiên cứu được thực hiện ở Hoa Kỳ (n=4) và Trung Quốc (n=4). Nghiên cứu phổ biến nhất là các nghiên cứu  mô tả nơi làm việc của dược sĩ bệnh viện (n=8). Những phát hiện này cho thấy dược sĩ đóng các vai trò khác nhau trong đại dịch COVID-19, chẳng hạn như phòng ngừa và kiểm soát nhiễm trùng, bảo quản và cung cấp thuốc đầy đủ, chăm sóc bệnh nhân và hỗ trợ các chuyên gia y tế. Các can thiệp của dược sĩ chủ yếu là hướng dẫn cho các chuyên gia chăm sóc sức khỏe và bệnh nhân (n=7), thông qua tiếp xúc 1-1 (n=11), gọi điện thoại (n=6) hoặc thảo luận qua video (n=5). Trách nhiệm chính của dược sĩ là thông tin thuốc cho các chuyên gia chăm sóc sức khỏe (n=7) cũng như tư vấn cho bệnh nhân (n=8).

Kết luận

Một số nghiên cứu đã mô tả vai trò của các dược sĩ trong đại dịch COVID-19. Tất cả các nghiên cứu đều báo cáo những công việc của dược sĩ, mặc dù không đưa ra mô tả thỏa đáng. Do đó, các nghiên cứu được thực hiện trong tương lai với mô tả chi tiết hơn cũng như đánh giá các ảnh hưởng can thiệp của dược sĩ trong đại dịch COVID-19 là cần thiết để định hướng các hành động thiết thực đối với đại dịch này hoặc đại dịch khác trong tương lai.

 

Bảng 2. Tóm tắt kết quả của các nghiên cứu được đưa vào đánh giá

Tác giả Phòng chống dịch bệnh và kiểm soát nhiễm trùng Bảo quản và cung cấp thuốc đầy đủ Chăm sóc bệnh nhân và hỗ trợ cho các chuyên gia chăm sóc sức khỏe
Arain et al. [19] – Hạn chế các đồng nghiệp từ các đơn vị khác đến khu vực nhà thuốc, khuyến khích họ sử dụng điện thoại hoặc tin nhắn từ hệ thống máy tính để liên lạc với nhà thuốc;

– Kế hoạch thay đổi cán bộ;

– Thực hiện các thay đổi hệ thống trong các khu vực chu phẫu;

– Sử dụng tự động hóa để giảm lượng nhân viên dược trong bệnh viện;

– Loại bỏ tất cả các loại thuốc không sử dụng đã cấp phát cho bệnh nhân COVID-19;

– Đánh dấu sàn nhà và các khu vực của nhà thuốc mà bệnh nhân có thể đứng chờ.

– Chuyển thuốc từ đường tĩnh mạch sang đường uống và đường truyền tĩnh mạch sang đường tĩnh mạch để tránh thiếu thuốc;

– Quản lý kho dự trữ thuốc; liên lạc với nhóm cung cấp thuốc để cung cấp đủ thuốc.

– Tham gia phát triển các giao thức (protocol) về COVID-19;

– Đề xuất các can thiệp lâm sàng;

– Giám sát và phòng ngừa tương tác thuốc – thuốc và ADR;

– Cập nhật cho các chuyên gia dược về các nghiên cứu khoa học mới.

Elson et al. [20] NR (không được báo cáo) – Mua thuốc bằng cách gọi điện thoại đến các hiệu thuốc bên ngoài, công ty bảo hiểm và bệnh nhân hoặc gia đình. – Tham gia các đợt điều trị nội trú liên khoa qua Microsoft Teams;

– Dẫn các đánh giá hồ sơ bệnh án để đánh giá tính an toàn và hiệu quả của điều trị bằng thuốc bằng cách sử dụng quyền truy cập an toàn từ xa vào thông tin bệnh nhân trong EMR (Hồ sơ bệnh án điện tử);

– Cung cấp tư vấn và giáo dục bệnh nhân qua điện thoại và Microsoft Teams;

– Tiếp tục các dự án cải tiến chất lượng bệnh viện, quản lý danh mục thuốc và thuốc tồn kho cũng như báo cáo nghiên cứu qua các cuộc gọi hội nghị, email, liên lạc qua điện thoại cũng như Microsoft Teams và các nền tảng hội nghị trực tuyến khác;

– Cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe từ xa.

Fan and Kamath. [21] NR (không được báo cáo) NR (không được báo cáo) – Cung cấp các khuyến nghị về thuốc trực tuyến với HCP (chuyên gia chăm sóc sức khỏe);

– Cung cấp giáo dục từ xa cho bệnh nhân để hỗ trợ họ học cách sử dụng thuốc và thay đổi lối sống sau khi xuất viện hoặc nhập viện.

Hua et al. [22] NR (không được báo cáo) – Lập danh mục mua thuốc, bảo quản thuốc và phân phối thuốc;

– Có những chiếc xe đẩy chưa tất cả các loại thuốc quan trọng.

– Xem xét trực tuyến 20.000 đơn đặt hàng điện tử;

– Tư vấn thuốc trực tuyến cho 484 bệnh nhân qua WeChat;

– Cung cấp thuốc và giáo dục sức khỏe qua WeChat;

– Sử dụng đài phát thanh radio để thông báo cho bệnh nhân về thuốc, chế độ dinh dưỡng hợp lý và đề xuất chế độ ăn uống trong tình hình dịch bệnh COVID-19, cách tự bảo vệ bản thân và hướng dẫn dùng thuốc cho bệnh nhân sau khi xuất viện.

Meng et al. [23] – Thay đổi phương thức phân phối thuốc. – Thành lập các nhà thuốc cơ sở, bao gồm xác định vị trí hiệu thuốc lý tưởng và mua sắm các thiết bị cần thiết;

– Biên soạn danh mục thuốc; lập danh mục thuốc và dự trữ thuốc;

– Giải quyết tình trạng thiếu thuốc.

– Phát triển danh mục thuốc cho các thuốc được đưa vào CDS (hệ thống hỗ trợ quyết định lâm sàng) để hỗ trợ kê đơn;

– Giáo dục cho bệnh nhân về thuốc uống tại bệnh viện và khi xuất viện;

– Cung cấp thông tin về thuốc cho các bác sĩ, đặc biệt là các loại thuốc mà bác sĩ không quen thuộc, tập trung vào việc sử dụng thuốc off-label, và tương tác giữa TCM (thuốc y học cổ truyền). và thuốc tân dược;

– Điều chỉnh chế độ dùng thuốc để đảm bảo quá trình chăm sóc an toàn.

Ou and Yang. [24] – Chia số lượng lớn khẩu trang thành các gói nhỏ và phân phát cho cư dân trong cộng đồng;

– Giáo dục và tư vấn cho cộng đồng về các chiến lược vệ sinh phù hợp;

– Phổ biến thông tin chính xác để chống lại những thông tin sai lệch;

– Hỗ trợ tinh thần cho người dân để giảm bớt những lo ngại của họ nảy sinh từ cuộc khủng hoảng COVID-19.

NR (không được báo cáo) NR (không được báo cáo)
Tan et al. [25] NR (không được báo cáo) NR (không được báo cáo) – Quản lý và cung cấp các khuyến nghị về điều chỉnh liều warfarin cho 500 bệnh nhân thông qua ứng dụng trên điện thoại di động.
Ung. [26] – Giúp người tiêu dùng phân biệt khẩu trang phẫu thuật với các loại khẩu trang khác không được sản xuất để bảo vệ chống lây truyền vi rút;

– Kiểm soát giá khẩu trang phẫu thuật trong phạm vi hợp lý và thực hiện “Chương trình cung cấp khẩu trang được đảm bảo an toàn cho người dân Macao” để đáp ứng chính sách mới của chính phủ.

NR (không được báo cáo) NR (không được báo cáo)
Yemm et al. [27] NR (không được báo cáo) NR (không được báo cáo) – Áp dụng MPN-SAF TSS (Tổng điểm triệu chứng của bệnh nhân tăng sinh tế bào sinh tủy) và DIPSS plus (Hệ thống chấm điểm tiên lượng quốc tế động) qua điện thoại và tải thông tin này lên EMR (Hồ sơ y tế điện tử) trước lần khám bệnh tiếp theo của bệnh nhân.
Ying et al. [28] – Thiết kế các thiết bị vận chuyển thuốc an toàn để tránh tiếp xúc với người bệnh trong quá trình cấp phát thuốc;

– Điều chỉnh lộ trình, thời gian vận chuyển thuốc trong bệnh viện và sử dụng thang máy, xe cấp phát thuốc được chỉ định;

– Tuyên truyền trực tuyến miễn phí công tác phòng, chống dịch COVID-19 cho cộng đồng.

– Thiết lập danh mục thuốc điều trị COVID-19 để kiểm soát các chương trình cung ứng thuốc;

– Triển khai đấu thầu thuốc qua mạng;

– Quản lý thuốc được quyên tặng.

– Thiết lập danh mục thuốc điều trị COVID-19 để kiểm soát các chương trình cung ứng thuốc;

– Triển khai đấu thầu thuốc qua mạng;

– Quản lý thuốc được quyên tặng.

– Theo dõi ADR và ​​cung cấp thông tin ADR;

– Tham gia chẩn đoán và điều trị đa mô thức bệnh nhân COVID-19;

– Tham gia tham vấn đa ngành;

– Giám sát tương tác thuốc, triển khai các dịch vụ chăm sóc dược từ xa; quan tâm đến việc phân tích đơn thuốc.

Zuckerman et al. [29] – Tái triển khai nhân viên và điều chỉnh cơ cấu nhân sự;

– Tìm nguồn cung ứng và sử dụng PPE (thiết bị bảo vệ cá nhân);

– Lắp đặt các trạm khử trùng tay và vách ngăn bằng kính trong các hiệu thuốc.

– Xây dựng danh mục thuốc cần thiết cho điều trị bệnh nhân COVID-19 để hướng dẫn việc cung ứng thuốc và tính toán số lượng thuốc cần mua;

– Phát triển hệ thống lưu trữ, phân phối thuốc và nguồn cung ứng mới;

– Tạo ra một bảng điều khiển trực tuyến (virtual dashboard) để thông báo rõ ràng chiến lược hiện tại.

– Tham gia các cuộc họp trực tuyến và các đợt điều trị nội trú;

– Tư vấn bệnh nhân qua điện thoại hoặc thăm khám từ xa;

– Tham gia vào nhóm làm việc về dược trị liệu COVID-19 để cung cấp các khuyến nghị điều trị ban đầu được công bố hàng tuần trên trang mạng nội bộ của tổ chức;

– Xây dựng hướng dẫn chăm sóc cho những bệnh nhân có nguy cơ mắc phải COVID-19 do thuốc ức chế miễn dịch để có thể cân nhắc khuyên họ ngừng điều trị nếu cần thiết;

– Phối hợp nhiều bệnh nhân chuyển từ đường tiêm truyền sang tự dùng thuốc.

Viết tắt: ADR (phản ứng có hại của thuốc), CDS (hệ thống hỗ trợ quyết định lâm sàng), COVID-19 (bệnh do coronavirus 2019), DIPSS plus (Hệ thống chấm điểm tiên lượng quốc tế động), EMR (Hồ sơ bệnh án điện tử), HCP (chuyên gia chăm sóc sức khỏe), NR (không được báo cáo), PPE (thiết bị bảo vệ cá nhân), MPN-SAF TSS (Tổng điểm triệu chứng của bệnh nhân tăng sinh tế bào sinh tủy), TCM (y học cổ truyền).

 

Bảng 3: Mô tả các can thiệp của dược sĩ qua DEPICT V.2.

Tác giả Người tiếp nhận Các liên hệ với người tiếp nhận Phương pháp giao tiếp Bố trí can thiệp Hành động của dược sĩ Phương tiện hỗ trợ
Arain et al.

[19]

Bệnh nhân và HCP 1:1

(bệnh nhân và HCP) và nhóm (HCP)

Giao tiếp trực tiếp (bệnh nhân và HCP),

viết văn bản (bệnh nhân và HCP),

Gọi điện thoại (HCP).

Tại giường bệnh (bệnh nhân và HCP),

Nhà thuốc bệnh viện (HCP),

Cơ sở cấp cứu (bệnh nhân).

Thông tin thuốc cho HCP,

Tư vấn bệnh nhân,

Đề xuất thay đổi trị liệu,

Báo cáo kết quả theo dõi,

Quản lý cung ứng thuốc,

Các biện pháp an toàn để kiểm soát nhiễm khuẩn.

Giấy ra viện,

Tài liệu giáo dục,

Phác đồ,

Hệ thống cảnh báo an toàn.

Elson et al.

[20]

Bệnh nhân và HCP 1:1

(bệnh nhân) và nhóm (HCP)

Viết văn bản (bệnh nhân và HCP),

Gọi điện thoại (bệnh nhân và HCP)

Thảo luận qua video (bệnh nhân và HCP)

Tại giường bệnh (bệnh nhân và HCP),

Cơ sở cấp cứu (bệnh nhân),

Tại nhà (bệnh nhân).

Thông tin thuốc cho HCP,

Tư vấn bệnh nhân,

Quản lý cung ứng thuốc.

NR
Fan and Kamath

[21]

Bệnh nhân và HCP 1:1

(bệnh nhân) và nhóm (HCP)

Thảo luận qua video (bệnh nhân và HCP) Tại giường bệnh (bệnh nhân và HCP),

Tại nhà (bệnh nhân).

Thông tin thuốc cho HCP,

Tư vấn bệnh nhân.

 

NR
Hua et al.

[22]

Bệnh nhân và HCP 1:1

(bệnh nhân và HCP) và nhóm (bệnh nhân)

Viết văn bản (bệnh nhân và HCP),

Gọi điện thoại (bệnh nhân),

Thảo luận qua video (bệnh nhân),

đài phát thanh (bệnh nhân).

Tại giường bệnh (bệnh nhân và HCP) Thông tin thuốc cho HCP,

Tư vấn bệnh nhân,

Quản lý cung ứng thuốc.

NR
Meng et al.

[23]

Bệnh nhân và HCP 1:1

(bệnh nhân và HCP)

Thảo luận qua điện thoại và video (bệnh nhân và HCP). Tại giường bệnh (bệnh nhân và HCP) Thông tin thuốc cho HCP,

Tư vấn bệnh nhân,

Quản lý cung ứng thuốc,

Các biện pháp an toàn để kiểm soát nhiễm khuẩn.

Tài liệu giáo dục
Ou and Yang

[24]

NAa 1:1 Giao tiếp trực tiếp Nhà thuốc cộng đồng Các biện pháp an toàn để kiểm soát nhiễm khuẩn. NR
Tan et al.

[25]

Bệnh nhân 1:1 NR Nhà bệnh nhân Tư vấn bệnh nhân,

Đề xuất thay đổi trị liệu.

NR
Ung

[26]

NAa 1:1 Giao tiếp trực tiếp Nhà thuốc cộng đồng Các biện pháp an toàn để kiểm soát nhiễm khuẩn. NR
Yemm et al.

[27]

Bệnh nhân 1:1 Gọi điện thoại Nhà bệnh nhân Áp dụng các công cụ để đánh giá bệnh. NR
Ying et al.

[28]

Bệnh nhân và HCP 1:1

(bệnh nhân và HPC) và nhóm (HPC)

Giao tiếp trực tiếp,

Viết văn bản (bệnh nhân và HCP)

Tại giường bệnh (bệnh nhân và HCP),

Cơ sở cấp cứu (bệnh nhân và HCP).

Thông tin thuốc cho HCP,

Tư vấn bệnh nhân,

Quản lý cung ứng thuốc,

Các biện pháp an toàn để kiểm soát nhiễm khuẩn.

Tài liệu giáo dục
Zuckerman et al.

[29]

Bệnh nhân và HCP 1:1

(bệnh nhân và HPC) và nhóm (HPC)

Viết văn bản (bệnh nhân và HCP),

Gọi điện thoại (bệnh nhân),

Thảo luận qua video (HCP)

Tại giường bệnh (bệnh nhân và HCP),

Nhà thuốc bệnh viện (HCP),

Cơ sở cấp cứu (bệnh nhân và HCP),

Tại nhà (bệnh nhân).

Thông tin thuốc cho HCP,

Tư vấn bệnh nhân,

Đề xuất thay đổi trị liệu,

Quản lý cung ứng thuốc,

Các biện pháp an toàn để kiểm soát nhiễm khuẩn.

Tài liệu giáo dục,

phác đồ.

Viết tắt: HCP (chuyên gia chăm sóc sức khỏe), NA (không áp dụng), NR (không được báo cáo)

a Các can thiệp của dược sĩ đã được thực hiện cho cộng đồng.

 

Tài liệu tham khảo của các nghiên cứu được đưa vào đánh giá

  1. Arain S., Thalapparambath R., Al Ghamdi F.H. COVID-19 pandemic: response plan by the Johns Hopkins Aramco Healthcare inpatient pharmacy department. Res Soc Adm Pharm. 2020 doi: 10.1016/j.sapharm.2020.05.016.
  2. Elson E.C., Oermann C., Duehlmeyer S. Use of telemedicine to provide clinical pharmacy services during the SARS-CoV-2 pandemic. Am J Health Syst Pharm. 2020;77:1005–1006.
  3. Fan A., Kamath M. Comment on Gross and MacDougall ‘Roles of the clinical pharmacist during the COVID-19 pandemic. J Am Coll Clin Pharm. 2020 doi: 10.1002/jac5.1252. In press.
  4. Hua X., Gu M., Zeng F. Pharmacy administration and pharmaceutical care practice in a module hospital during the COVID-19 epidemic. J Am Pharm Assoc JAPhA. 2020;60:431–438.
  5. Meng L., Qiu F., Sun S. Providing pharmacy services at cabin hospitals at the coronavirus epicenter in China. Int J Clin Pharm. 2020;42:305–308.
  6. Ou H.T., Kao Yang Y.H. Community pharmacists in taiwan at the frontline against the novel coronavirus pandemic: gatekeepers for the rationing of personal protective equipment. Ann Intern Med. 2020 doi: 10.7326/M20-1404. In press.
  7. Tan S.L., Zhang B.K., Xu P. Chinese pharmacists’ rapid response to the COVID-19 outbreak. Am J Health Syst Pharm. 2020 doi: 10.1093/ajhp/zxaa120. In press.
  8. Ung C.O.L. Community pharmacist in public health emergencies: quick to action against the coronavirus 2019-nCoV outbreak. Res Soc Adm Pharm. 2020;16:583–586.
  9. Yemm K.E., Arnall J.R., Cowgill N.A. Necessity of Pharmacist-driven non-prescription telehealth consult services in the era of COVID-19. Am J Health Pharm. 2020 doi: 10.1093/ajhp/zxaa162. In press.
  10. Ying W., Qian Y., Kun Z. Drugs supply and pharmaceutical care management practices at a designated hospital during the COVID-19 epidemic. Res Soc Adm Pharm. 2020 doi: 10.1016/j.sapharm.2020.04.001. In press.
  11. Zuckerman A.D., Patel P.C., Potts A. From natural disaster to pandemic: a health-system pharmacy rises to the challenge. Am J Health Pharm. 2020 doi: 10.1093/ajhp/zxaa180. In press.

 

 

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.