Menu

Cách bảo quản Insulin

   

Người dịch: SVD4A – Hồ Thủy Tiên, ĐH Y Dược Huế

 

          Bảo quản Insulin CHƯA MỞ:

          Insulin rất nhạy cảm với ánh sáng mặt trời, ánh sáng trong nhà và đặc biệt là với nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao.

          Insulin không được sử dụng nếu đã tiếp xúc với thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh. Ba nhà sản Xuất Insulin ở Hoa Kì cho biết Isulin chưa mở được bảo quản tốt nhất ở trong tủ lạnh [2° – 8°C (36° – 46°F)]Insulin chưa mở được bảo quản trong tủ lạnh ổn định đến hạn sử dụng được in trên vỏ hộp. Hạn sử dụng thường sẽ là 1 năm từ ngày mua hàng nhưng phải xem lại hộp thuốc để kiểm ra lại.

         

          Bảo quản Insulin ĐÃ MỞ:

          Insulin một khi đã mở sẽ có các yêu cầu bảo quản khác nhau.Thế nào là mở? Điều này không có nghĩa là lấy lọ thuốc ra khỏi hộp. Mở có nghĩa là nắp Insulin bị tháo ra và nút cao su đã bị đâm thủng.

          Lọbút tiêm có những yêu cầu khác nhau để bảo quản. Những khác nhau này có thể dẫn đến sự nhầm lẫn. Vì vậy, điều quan trọng là bạn phải làm quen với các khuyến cáo của sản phẩm insulin mà bạn sử dụng.

 

          Như thế nào là lọ insulin đã mở?

Đối với lọ: một khi lọ đã bị đâm thủng, nó đã được mở. Một khi đã đâm kim vào lọ, nó đã được mở. Lọ đã mở có thể được bảo quản trong tủ lạnh hoặc ở nhiệt độ phòng có kiểm soát. Dù được bảo quản ở chỗ nào, lọ Insulin đã mở chỉ sử dụng được trong vòng 28 ngày trước khi bị phải bị vứt vào thùng rác. Insulin để trong tủ lạnh nên được lấy ra và làm ấm [có thể bằng cách lăn giữa 2 tay] cho đến nhiệt độ phòng trước khi tiêm.

Bút tiêm: Sau khi sử dụng lần đầu tiên, không nên bảo quản bút tiêm insulin trong tủ lạnh mà nên bảo quản ở nhiệt độ phòng có kiểm soát. Số ngày sử dụng bút sẽ phụ thuộc vào loại bút mà bạn dùng. Hãy hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ. Bút tiêm sử dụng được trong vòng từ 7-28 ngày nếu được bảo quản ở nhiệt độ phòng có kiểm soát. Số ngày sử dụng phụ thuộc vào loại bút mà bạn dùng.

Bơm tiêm: dùng một lần

 

          7 lời khuyên quan trọng để bảo quản tất cả các loại insulin

  1. Không đặt ở những nơi có nhiệt độ cao. Không để insulin trong xe oto đóng kín cửa và nóng. Nhiệt sẽ làm cho insulin bị hỏng và mất tác dụng hạ đường huyết.
  2. Không được để ở nơi quá lạnh. Không bao giờ bảo quản ở trong ngăn đông. Nếu Insulin đã bị đông lạnh, không được dùng. Không thể tiêm insulin khi nó đã bị đông cứng. Không được dùng ngay cả khi insulin đã được rã đông. Nhiệt độ quá lạnh sẽ làm cho insulin bị hỏng và mất tác dụng hạ đường huyết. Vứt bỏ insulin đã bị đông lạnh vào thùng rác.
  3. Không được để dưới ánh sáng mặt trời. Ánh sáng mặt trời sẽ làm cho insulin bị hỏng và mất tác dụng hạ đường huyết.
  4. Không bao giờ sử dụng insulin đã hết hạn. Hạn sử dùng được in trên vỏ lọ hoặc bút tiêm.Nhớ rằng nếu insulin không được bảo quản trong tủ lạnh, hạn sử dụng ghi trên vỏ lọ hoặc bút sẽ không được áp dụng. Insulin phải vứt bỏ đi sau 28 ngày kể từ khi lấy ra khỏi tủ lạnh.
  5. Ghi lại trên vỏ insulin ngày mở lọ hoặc ngày bắt đầu lấy nó ra khỏi tủ lạnh. Điều này giúp bạn nhớ khi nào thì ngưng dùng nó. Vứt bỏ lọ insulin sau 28 ngày kể từ khi mở nắp hoặc lấy ra khỏi tủ lạnh.
  6. Kiểm tra insulin trước mỗi lần sử dụng. Quan sát sự thay đổi màu sắc và độ trong. Quan sát xem thử có các cục vón, hạt hoặc tinh thể màu trắng trong lọ hoặc bút tiêm. Insulin trong suốt sẽ luôn luôn trong suốt và không bao giờ thấy vẩn đục.
  7. Nhận biết được các mùi lạ và bất thường. Insulin không được có mùi hoặc có mùi hôi. Nếu ngửi thấy mùi thì không được sử dụng insulin đó.

 

Nguồn: http://www.consumermedsafety.org/insulin-safety-center/item/420

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.