Menu

Cảm lạnh và những thông tin cần biết

Trích từ cuốn sách “Sổ tay tư vấn dành cho dược sĩ nhà thuốc – 30 triệu chứng thông thường” của TS.DS. Võ Thị Hà

Giới thiệu ·         Cảm lạnh (còn được gọi là cảm lạnh thông thường, viêm mũi họng, sổ mũi cấp) là tình trạng nhiễm virus nhẹ ở vùng mũi, họng, xoang và đường dẫn khí trên.

·         Nguyên nhân gây cảm lạnh thường do virus như rhinovirus và coronavirus… Cảm lạnh thường lây truyền qua ho, hắt hơi hoặc tiếp xúc trực tiếp. Một số virus gây bệnh theo mùa.

·         Là chẩn đoán ban đầu phổ biến thứ 3 tại phòng khám.

·         Chẩn đoán phân biệt với cúm, nhiễm khuẩn họng, viêm khí quản, viêm xoang, viêm mũi dị ứng, ho gà

Triệu chứng ·         Chảy nước mũi và nghẹt mũi: phổ biến nhất

·         Hắt hơi.

·         Ho

·         Đau họng, đỏ họng

·         Sốt nhẹ (không phổ biến ở NL nhưng có thể xuất hiện ở TE)

·         Chảy mủ (màu, đặc kèm mủ) có thể có.

·         Nổi hạch bạch huyết ở cổ

Chẩn đoán phân biệt ·         Viêm mũi dị ứng hoặc theo mùa: ho hoặc đau họng thường không gặp ở tình trạng dị ứng

·         NK họng hoặc viêm mũi do vi khuẩn: nghẹt mũi và chảy mũi thường không gặp.

·         Viêm xoang nhiễm khuẩn: thường kèm đau vùng mặt nhiều và chảy mũi có mủ.

·         Cúm: thường kèm sốt cao, đau đầu, đau toàn thân.

·         Ho gà: kèm ho kéo dài, thỉnh thoảng kèm nôn

Các câu hỏi dành cho bệnh nhân ·         Các dấu hiệu bất thường ?

·         Xảy ra từ khi nào ?

·         Yếu tố khởi phát ?

·         Đã từng điều trị bằng thuốc gì ?

Trường hợp cần đi khám bác sĩ ·         Sốt liên tục ≥38,5 độ trong > 2 ngày: dấu hiệu của bệnh viêm nhiễm khác.

·         Đau họng khi nuốt.

·         Ho liên tục, khi ho không thuyên giảm sau 2 đến 3 tuần: có thể bị viêm tiểu phế quản.

·         Ho kèm đau ngực

·         Thở dốc

·         Đau đầu nặng kèm sốt

·         Đau tai

·         Tắc mũi không khỏi

·         Không cải thiện sau 7 ngày

·         Kèm bệnh mạn tính bất kỳ (hen, đái tháo đường)

Điều trị

·         Bệnh tự khỏi, thường kéo dài 3-10 ngày; vì vậy quản lý là chủ yếu giảm triệu chứng hơn là điều trị nhiễm khuẩn.

·         Khi bị cảm lạnh không nên dùng thuốc kháng sinh vì không công hiệu với virus gây cảm lạnh (trừ khi bội nhiễm vi khuẩn, viêm phổi). Dùng kháng sinh có nguy cơ gặp các phản ứng có hại như nổi mẩn, các triệu chứng trên đường tiêu hóa như tiêu chảy, nôn, buồn nôn, sưng mặt, động kinh, lơ mơ…

·         Thuốc trị ho và cảm lạnh nằm trong top 20 chất gây tư vong hàng đầu ở trẻ < 5 tuổi. Thuốc trị cảm lạnh và ho OTC không nên dùng cho trẻ dưới 4 tuổi bởi vì nguy cơ có hại và ít mang lại lợi ích.

·         Rửa mũi bằng nước muối sinh lý: dạng nhỏ, xông hơi. Nên rửa mũi trước khi nhỏ các thuốc nhỏ mũi tại chỗ để làm sạch niêm mạc mũi, giúp tăng hấp thu thuốc.

·         Thuốc giảm đau, hạ sốt: Paracetamol và các NSAIDs giảm đau đầu, đau và sốt. Chúng không cải thiện ho hoặc chảy mũi và không giảm thời gian kéo dài của triệu chứng cảm lạnh. Aspirin (tránh dùng cho trẻ em), Naproxen, Ibuprofen (tránh dùng vì có thể tăng sự nhân lên của rhinovirus). Các thuốc NSAIDs giảm đau thứ phát khi nhiễm khuẩn hô hấp trên ở NL.

·         Thuốc chống nghẹt mũi: Pseudoephedrin (+ Triprolidine), Phenylephdrine, Oxymetazoline,Xylometazoline đường uống hoặc tại chổ có thể giảm tạm thời nghẹt mũi. Không nên dùng quá 3-5 ngày thuốc tại chỗ vì gây phản ứng dội ngược (nghĩa là triệu chứng chảy mũi, nghẹt mũi sẽ xuất hiện lại và có thể tệ hơn sau 72h dùng). Chúng còn có thể gây chảy máu mũi, kích thích, mất ngủ, tăng huyết áp.

·         Thuốc trị ho (xem bàiHo):

·         Ho thường gây ra bởi nghẹt mũi và sau khi nhỏ mũi.

·         Nếu ho nhẹ thì nên để ho như vậy và nhớ luôn che miệng vì ho giúp tống chất nhầy và tác nhân gây bệnh khỏi họng và phổi. Nếu ho gây khó ngủ hay khó giao tiếp mới nên dùng thuốc.

·         Thuốc ức chế ho: có tác dụng ức chế trung tâm gây go ở thần kinh trung ương như codein, pholcodin, dextromethorphan, menthol. Dùng dextromethorphan hiệu quả hơn Codeine.

·         Thuốc tiêu nhày: acetylcysteine, guafenesin, bromhexin, ambroxol sẽ làm loãng đờm, giảm tiết nhày và có thể có lợi trong giảm ho.

·         Không nên phối hợp thuốc ức chế ho và thuốc tiêu nhày.

·         Thuốc kháng histamine: diphenhydramine, chlorpheniramine, doxylamin. Có tác dụng ở một số BN nhưng hiệu quả vẫn còn tranh cãi. Dùng đơn trị liệu kháng histamin (an thần hay không an thần) không cải thiện các triệu chứng cảm lạnh ở NL. Sử dụng thuốc bị hạn chế do tác dụng phụ gây lơ mơ hoặc an thần, khô mắt, mũi, miệng. Thuốc kháng histamin không có tác dụng an thần thì không hiệu quả.

·         Corticoid xịt mũi liều cao ở trẻ em bị hắc xìa: budesonide, beclomethasone. Không hiệu quả ở bệnh nhân NL bị cảm lạnh dù nó có lợi trong điều trị BN bị viêm mũi dị ứng.

·         Cromolyn sodium (bình xịt mũi): có thể giảm chảy mũi, ho và hắc xìa

·         Kẽm: 10-15mg/ngày, giúp giảm thời gian và mức độ nghiêm trọng của cảm lạnh. Tuy nhiên, nó có thể làm mất khướu giác.

·         Vitamin C: 0,2-3g/ngày, nếu bắt đầu dùng sau khi triệu chứng cảm lạnh đã khởi phát thì không làm giảm thời gian và mức độ nghiệm trọng của triệu chứng.

·         Các chế phẩm trị cảm lạnh phối hợp: trên thị trường có nhiều chế phẩm phối hợp nhiều thành phần để trị cảm lạnh. Cần lưu ý các thành phần của chế phẩm để tránh phối hợp nhiều chế phẩm có chung thành phần gây quá liều.

Dược liệu ·         Tỏi hòa nước: Băm 2 nhánh tỏi và cho vào một cốc nước. Khuấy đều và uống từng ngụm một

·         Hành tỏi nấu cháo: lấy 10 củ hành, 2 củ tỏi. Nấu cháo chín rồi cho hành tỏi vào đun sôi kĩ

·         Uống nước gừng tươi và chanh ngày 2 lần.

Các lời khuyên ·         Nếu đau họng: súc miệng với nước muối ấm.

·         Cần nghỉ ngơi ở chỗ ấm, không có gió lùa, thoáng khí, đắp chăn chống lạnh, xoa dầu nóng, có khi còn phải đốt lửa để sưởi ấm.

Phòng bệnh ở TE ·         Rửa mũi bằng nước muối sinh lý: 3-9ml, 3 lần/ngày

·         Men vi sinh: 1g trộn với 120ml sữa, 2 lần/ngày

·         Vitamin C: 0,2-2g ngày

·         Kẽm sulfate (viên, si-rô): 10-15mg ngày

Tài liệu tham khảo
  1. ·         Alison B et al (2014). Symptoms in the Pharmacy – A Guide to management of common illnesses 7th.
  2.    DPHHS Health Guidelines (2013). The Common Cold.
  3.     Fasshner J et al. Treatment of the Common Cold in Children and Adults. Am Fam Physician. 2012;86(2):153-159.
  4.     Heikkinen T et al (2003). The common cold. Lancet; 361(9351): 51- 9.
  5.    WebMD.Understanding Common Cold – Treatments.
  6.    Wat D. The common cold: a review of the literature.Eur J Intern Med 2004; 15 (2): 79- 88.
  7.    WHO (2001). Cough and cold remedies for the treatment of acute respiratory infections in young children.

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.