Menu

Đau đầu và những điều cần biết

Trích từ cuốn sách “Sổ tay tư vấn dành cho dược sĩ nhà thuốc – 30 triệu chứng thông thường” của TS.DS. Võ Thị Hà

Giới thiệu ·         Có 2 loại đau đầu chính: đau đầu nguyên phát và thứ phát.

·         Đau đầu nguyên phát gồm: Đau đầu do căng thẳng, đau nửa đầu và đau đầu từng cơn.

·         Đau đầu thứ phát có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau: nhiễm trùng như viêm màng não, chấn thương đầu hay cổ, do các thuốc điều trị như nifedipin….

Các câu hỏi dành cho bệnh nhân ·         Đau đầu như thế nào ?

·         Đau từ khi nào ? Mức độ thường xuyên ? Mức độ đau ?

·         Các dấu hiệu bất thường khác ?

·         Yếu tố khởi phát ? Tiền sử đau đầu trước đây ?

·         Đã từng điều trị bằng gì ?

Triệu chứng bệnh ·         Chóng mặt, thấy hào quang trước mắt

·          Đau nhói một hoặc cả hai bên đầu

·          Nôn hoặc buồn nôn

·         Tê hoặc ngứa ran

Trường hợp cần khuyên BN đi khám bác sĩ ·         Đau đầu liên quan đến tổn thương/ chấn thương

·         Đau nặng ≥ 4 tiếng

·         Đau đầu ở trẻ ≤ 12 tuổi

·         Đau đầu nặng ở thùy chẩm (ở phía sau đầu)

·         Đau đầu nặng hơn vào buổi sáng

·         Kèm buồn ngủ, loạng choạng, rối loạn thị giác hoặc nôn

·         Cứng cổ

·         Đau nửa đầu

Điều trị

·         Thuốc OTC là lựa chọn thích hợp trị đau đầu nếu chúng tác dụng tốt và không dùng quá liều.

·         Thuốc giảm đau không có chất gây nghiện: Paracetamol ± Codein và/hoặc cafein. Chế phẩm phối hợp aspirin, paracetamol, caffein được dùng khá phổ biến, đặc biệt trị đau migrain.

·         Thuốc NSAIDs: Aspirin, acid mefenamic, ibuprofen, naproxen.

·         Thuốc trị nôn (xem bài Nôn/Buồn nôn)

·         Tư vấn cho bệnh nhân:

–  Dạng bào chế viên sủi phát huy tác dụng nhanh. Tuy nhiên, người suy thận, tăng huyết áp đang dùng thuốc để kiểm soát huyêt áp không nên dùng viên sủi vì viên sủi có lượng muối ăn được hình thành sau phản ưng sủi bọt khiến bệnh nặng hơn.

–  Đọc tờ hướng dẫn và làm quen với các thành phần hoạt tính

–  Cẩn thận khi dùng các chế phẩm chứa nhiều hơn một thành phần hoạt tính để tránh quá liều.

·         Dùng thuốc giảm đau quá thường xuyên (dùng hơn 2-3 ngày/tuần) có thể gây đau đầu dội ngược (rebound headache) hay còn gọi đau-đầu-do-dùng-quá-liều-thuốc (medictaion-overdose headache).

Dược liệu ·         Tinh dầu bạc hà: Nhỏ 2-3 giọt tinh dầu bạc hà lên tay và chà nhẹ vào thái dương và trên khu vực xoang, tránh bôi dầu ở gần mắt
Các lời khuyên ·         Xoa bóp các cơ vùng cổ

·         Tắm nước ấm

·         Chườm khăn lạnh lên trán

·         Tránh các yếu tố khởi phát đau đầu: Nằm nghỉ trong phòng tối, tránh tiếng ồn, tránh ngồi lâu trước màn hình vi tính, ngưng hút thuốc và hạn chế uống rượu

Tài liệu tham khảo 1.      Fabiole Moreddu. Le conseil associé Tome 2: à une demande spontanée. 3è édition.

2.      Luzma CMD et al (2016). Acute Therapy: Why Not Over-the-Counter or Other Nonspecific Options? American Migrane Foundation.

3.      Maria-Carmen W et al (2016). Medication Overuse Headache. American Migrane Foundation.

4.       Pfaffenrath V et al. OTC Analgesics in Headache Treatment: Open‐Label Phase vs Randomized Double‐Blind Phase of a Large Clinical Trial. Headache: The Journal of Head and Face Pain 49.5 (2009): 638-645.

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.