Menu

Điểm tin dược từ tạp chí Prescrire – Pháp

Dịch: Hoàng Thị Hồng Thanh, SV D5, ĐH Dược Hà Nội.

Mail: thanhhongdkh@gmail.com

Nguồn: http://www.ti.ubc.ca/2012/08/20/clinical-pearls-from-prescrire-2/

Hiệu đính: DS. Nguyễn Thị Thảo, BV Nhi Thanh Hóa

Điểm tin dược quan trọng từ tạp chí Prescrire

Tăng huyết áp:  không dùng Aliskiren (Rasilez*)2 vì các tác dụng phụ của thuốc

Thiếu bằng chứng về tính hiệu quả dựa trên các tiêu chí lâm sàng mạnh, trong khi có nguy cơ gặp các tác dụng phụ nghiêm trọng, nên việc sử dụng Aliskiren để điều trị tăng huyết áp có thể không phù hợp.

 Việc phê duyệt Aliskiren lưu hành trên thị trường như một thuốc trị tăng huyết áp dựa vào tiêu chí trung gian như mức huyết áp,  mà không dựa trên  tiêu chí lâm sàng mạnh như việc giảm các biến cố tim mạch.  Tác dụng phụ của Aliskiren không cải thiện hơn so với các loại thuốc hạ huyết áp khác với cơ chế tác động tương tự (các chất ức chế men chuyển (ACEI) và ức chế thụ thể angiotensin II).

 Điều trên càng trở thành đáng lo ngại hơn khi một thử nghiệm lâm sàng so sánh Aliskiren với giả dược đã phải tạm dừng vào cuối tháng 12 năm 2011 do một số lượng lớn các tác dụng phụ thậm chí gây tử vong, như rối loạn tim mạch và suy thận đã xảy ra. Hơn nữa, thử nghiệm này đã không chứng minh tính ưu việt của Aliskiren so với giả dược.

 Trong thực hành, khi cân bằng lợi ích – nguy cơ của Aliskiren không chắc chắn, tốt hơn là không kê đơn nó cho bệnh nhân cao huyết áp, cả đơn độc hoặc kết hợp,   Thay vào đó, nên sử dụng những thuốc hạ áp khác mà hiệu quả của nó trong việc giảm biến cố tim mạch đã được chứng minh.

Thuốc cho bệnh Alzheimer: tốt nhất nên tránh (đánh giá lại)3

Không có lợi ích điều trị

Ủy ban  kinh tế dược Pháp đánh giá lợi ích y tế của các loại thuốc mới và đưa ra đề xuất về tỷ lệ chi trả của bảo hiểm y tế với các thuốc này đã hạ xếp hạng về mặt lợi ích y tế khi sử dụng các chất ức chế men cholinesterase (Aricept, Exelon, Reminyl*) và memantine (Ebixa*) trị bệnh Alzheimer từ mức “cao” sang “thấp”.

Tránh tác hại. Vào đầu năm 2012, không có thuốc nào cho thấy làm chậm sự tiến triển của bệnh Alzheimer. Quản lý những bệnh nhân này phức tạp và phụ thuộc chủ yếu vào sự hỗ trợ tâm lý xã hội nhằm duy trì sự độc lập và cải thiện chất lượng cuộc sống cho cả bệnh nhân và người chăm sóc của mình.4

Các loại thuốc trị bệnh Alzheimer chỉ có thể giúp kiểm soát rối loạn hành vi và ổn định hoặc tăng nhẹ cải thiện chức năng nhận thức trong  một số ít bệnh nhân.5 Vì vậy, điều quan trọng ở đây là không gây ra nhiều tác hại hơn nữa, đặc biệt là tránh tác dụng phụ nghiêm trọng tiềm tàng của thuốc ức chế men cholinesterase và memantine.

Các tác dụng phụ của thuốc ức chế men cholinesterase, chủ yếu là do tính chất cholinergic của chúng, bao gồm rối loạn tiêu hóa (nôn mửa), cũng như rối loạn thần kinh, rối loạn tâm thần và rối loạn tim mạch.5 Tác dụng phụ chính của memantine là những rối loạn bệnh học thần kinh, cùng với  tác dụng kháng muscarinic và dopaminergic5

Escitalopram (Cipralex*) gây xoắn đỉnh6

Vấn đề tương tự như với citalopram (Celexa*).

Cuối năm 2011, cơ quan quản lý thuốc của Anh (MHRA) đã cảnh báo về nguy cơ gây xoắn đỉnh khi dùng escitalopram, một thuốc chống trầm cảm ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin (SSRI).7

Những rối loạn này cũng được biết là xảy ra với citalopram8, một hỗn hợp racemic của S và R citalopram.9 Escitalopram là đồng phân đối hình (S-enantiomer) của citalopram. Do vậy, Bệnh nhân dùng citalopram cũng đồng nghĩa đã dùng escitalopram. Escitalopram đã không chứng minh được lợi thế hơn citalopram về hiệu quả chống trầm cảm hay tác dụng phụ.

Gabapentin (Neurontin*) và pregabalin (Lyrica*): nguy cơ gây lạm dụng và nghiện10

Ở châu Âu, vào giữa năm 2011, khoảng 30 trường hợp phụ thuộc, lạm dụng hoặc  có triệu chứng cai nghiện do pregabalin đã được báo cáo đến các trung tâm cảnh giác dược Thụy Điển và Pháp và Trung tâm Giám sát về  thuốc và nghiện  thuốc châu Âu (EMCDDA). Khoảng 20 trường hợp nghiện gabapentin đã được công bố chi tiết.

Các rối loạn thường xuyên nhất được báo cáo là triệu chứng cai nghiện. Hơn một nửa số bệnh nhân được nhập viện để cai nghiện. Các trường hợp tăng quá mức liều gabapentin hoặc pregabalin, dùng đường dùng không được phép, và sự kết hợp với các chất khác cũng đã được báo cáo.

Trong thực tế, tốt hơn là tránh dùng thuốc cho bệnh nhân để tránh những rủi ro trên khi những lợi ích dự kiến không được ghi nhận. Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe nên chăm sóc để ngăn chặn và phát hiện  tình trạng nghiện pregabalin hoặc gabapentin. Khi cần thiết, việc hỗ trợ bằng biện pháp giảm liều thuốc nên được áp dụng.

Các cơn đau nửa đầu: acetaminophen (Tylenol*)  lựa chọn đầu tiên

Khoảng một nửa số bệnh nhân đau nửa đầu cấp tính  giảm đau đáng kể sau 2 giờ với một liều đường uống đơn độc acetaminophen** 1000 mg.

Một nhóm nghiên cứu Cochrane đã tổng quan các thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên  hiện có về chứng cứ đau nửa đầu ở người lớn. Họ đã xác định được 4 thử nghiệm lâm sàng có so sánh một liều duy nhất acetaminophen** 1000 mg với giả dược  trên tổng số 1.293 bệnh nhân.12 Trong các thử nghiệm này, không có sự khác biệt về tác dụng phụ đã được quan sát giữa hai nhóm.12

Trong thực tế, hơn một phần ba số bệnh nhân đau nửa đầu giảm đau so với giả dược. Một liều đơn độc acetaminophen** 1000 mg có hiệu quả hơn. Cách điều trị này  giúp giảm đau đáng kể ở một nửa các bệnh nhân, ngăn ngừa tái phát và không có tác dụng phụ lớn.

Varenicline (Champix*):   gây kích động và tự tử13

Varenicline, một loại thuốc dùng để cai thuốc lá, có nguy cơ tác dụng phụ trên thần kinh – tâm lý, bao gồm cả trầm cảm và tự tử.

Phân tích của một loạt các báo cáo chi tiết về  hành vi kích động và ý nghĩ tự tử do varenicline cho thấy rằng hầu hết các bệnh nhân này không có tiền sử tâm thần. Những triệu chứng này thường được báo trước bằng rối loạn giấc ngủ. Tự tử và ý   nghĩ tự tử có liên quan tới các dấu hiệu kích động ở gần một phần ba các trường hợp. Triệu chứng kích động tái phát gặp ở bệnh nhân dùng lại varenicline.

Trong thực tế, tốt hơn là tránh sử dụng thuốc varenicline để cai nghiện hút thuốc và  chuyển sang sử dụng nicotine thay thế khi điều trị bằng thuốc được coi là cần thiết.

Tài liệu tham khảo

1.    Therapeutics Initiative. Clinical Pearls from Prescrire. Therapeutics Letter 2006;60 (Oct-Dec):1-2.

2.    Prescrire Int 2012; 21(129):176. Translated from Rev Prescrire, March 2012; 32(341):183.

3.    Prescrire Int 2012; 21(128):150. Translated from Rev Prescrire, February 2012; 32(340):105.

4.    Prescrire Rédaction “Maladie d’Alzheimer: traitement medicamenteux” Idees-Forces. Prescrire updated May 2011: 5 pages.

5.    Prescrire Rédaction “23-5. Patients ayant une maladie d’Alzheimer”. Rev Prescrire 2011; 31 (338 suppl.interactions medicamenteuses).

6.    Prescrire Int 2012; 21(127):130. Translated from Rev Prescrire, February 2012; 32(340):112.

7.    Medicines and Healthcare products Regulatory Agency. “Citaloprma and escitalopram: QT interval prolongation – new maximum daily dose restrictions (including in elderly patients), contraindications and warnings”. Drug Safety update 2011; 5(5):A1:3 pages.

8.    Prescrire Editorial Staff. “Citalopram: torsades de pointes”. Prescrire Int 2012;21(123):15.

9.    Prescrire Editorial Staff. “Marketing isomers: an optical illusion”. Prescrire Int 2009; 18(99):36-37.

10.                       Prescrire Int 2012; 21(128):152-154. Translated from Rev Prescrire, February 2012; 32(340):116-118.

11.                       Prescrire Int 2012; 21(127):132. Translated from Rev Prescrire, September 2011; 31(335):687-688.

12.                       Derry S, Moore RA, McQuay HJ. Paracetamol (acetaminophen) with or without an antiemetic for acute migraine headaches in adults. Cochrane Database of Systematic Reviews 2010, Issue 11. Art. No.:CD008040. DOI:10.1002/14651858.CD008040.pub2.

13.                       Prescrire Int 2012; 21(124):42-43. Translated from Rev Prescrire, October 2011; 31(336):756.

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.