Menu

Hỏi: Chuyển đổi kháng sinh IV sang PO khi viêm phổi mắc phải tại cộng đồng

Hỏi

BN nam 30 tuổi – chẩn đoán viêm phổi. Tiền sử: không

Chức năng gan,thận: tốt.

BN được tiêm Cefotaxim 1g mỗi 12h trong vòng 3 ngày thì các triệu chứng lâm sàng đã đỡ và hết sốt. Bây giờ DS đang muốn chuyển sang dùng đường uống bằng cefpodoxim 200mg thì cách tính liều dùng cho bệnh nhân như thế nào? Nếu chuyển từ kháng sinh này sang kháng sinh khác có bảng chuyển đổi hay do kinh nghiệm ạ?

 Trả lời

  1. DS muốn chuyển IV Cefotaxim 1g mỗi 12h sang PO Cefpodoxim 200mg thì dùng với liều 200mg x 2 lần/ngày. Tổng thời gian điều trị kháng sinh từ 7 ngày với viêm phổi nhẹ-trung bình, có thể kéo dài hơn 10-21 ngày tùy mức độ nặng. Thông tin về liều dùng có thể tra trên eMC (tờ HDSD thuốc lưu hàng tại Anh) [1].
  2. Muốn chuyển từ kháng sinh này sang kháng sinh khác có một số hướng dẫn với một số nhóm kháng sinh. Các kháng sinh lý tưởng cho việc chuyển đổi từ đường tiêm sang đường uống (IV-PO) bao gồm: Chloramphenicol‚ Clindamycin‚ Metronidazol‚ Trimethoprim-sulfamethoxazol‚ Fluconazol‚ Itraconazol‚ Voriconazol‚ Doxycyclin‚ Minocyclin‚ Levofloxacin‚ moxifloxacin, và lizenolid.
  • Các Flouroquinolon đều phù hợp để chuyển đường dùng.
  • Các Cephalosporin phù hợp chuyển đổi đường dùng: cefuroxim (IV-PO), ceftriaxon IV-ceftibuten PO.
  • Các Macrolid phù hợp chuyển đổi đường dùng: Azithromycin, Clarithromycin.

Các ví dụ KS có sinh khả dụng đường uống cao phù hợp chuyển đổi đường dùng:

Thuốc SKD uống Liều IV Liều PO
Metronidazol 100% 500mg x 2 lần/ngày 400mg x 2 lần/ngày
Ciprofloxacin Khoảng 70% 200-400mg x 2 lần/ngày 500mg x 2 lần/ngày
Fluconazol >90% 200-400mg x 1 lần/ngày 200-400mg x 1 lần/ngày
Clindamycin 90% 300-600mg x 3 lần/ngày 300-600mg x 3 lần/ngày

Các KS khác phù hợp chuyển đường dùng:

IV PO
Amoxycillin 1-2g x 4 lần/ngày Amoxicillin 500mg-1g x 3 lần/ngày
Azithromycin 500mg/ngày Roxithromycin 300mg/ngày  hoặc

Azithromycin 500mg /ngày

Ceftriaxon 1g/ngày Amoxicillin/Clavulanic acid 875mg/125mg x 2 lần/ngày    Hoặc

Cefuroxime 500mg x 2 lần/ngày (in CAP)

Cephazolin 1g x 2 lần/ngày Cephalexin 500mg x 4 lần/ngày
Ticarcillin/ Clavulanic acid 3g/0.1g Amoxicillin/Clavulanic acid 875mg/125mg x 2 lần/ngày.

Có thể thu hẹp phổ KS khi xác định được căn nguyên hoặc khi trình trạng bệnh nhân được cải thiện[2].

Một số ví dụ chuyển đổi đường dùng:

  1. Điều trị CAP điều trị ICU: Ceftriaxon 1g IV mỗi 12-24h
  • Cefpodoxim 200mg mỗi 12h (nếu Clcr > 30ml/ph)
  • Cefpodoxim 200mg mỗi 24h (nếu Clcr < 30ml/ph hoặc lọc máu) [3]
  1. Điều trị CAP nhập viện không phải ở ICU:

Khuyến cáo: Tiêm Ceftriaxon- cephalosporin thế hệ 3, khi chuyển đường dùng nên lựa chọn cefuroxim uống – cephalosporin thế hệ 2.

Ceftriaxon 1g IV mỗi 24h + Azithromycin 500mg PO x1 lần/ 1ngày, sau đó 250mg PO x 4 ngày

  • cefuroxim 500mg PO mỗi 12h x 7 ngày và/hoặc Azithromycin 250mg PO x 5 ngày hoặc Levofloxacin 500mg PO x 7 ngày

Nếu dị ứng với beta lactam thì chuyển dùng levofloxacin 500mg IV sau đó chuyển sang levofloxacin PO 500mg x 7 ngày[4].

  1. Tham khảo bảng chuyển đổi đường dùng kháng sinh từ IV sang PO ở bảng 22 [5].

Bảng 22:  Các kháng sinh thường được sử dụng trong phác đồ chuyển từ đường tiêm sang đường uống ở bệnh nhân viêm phổi mắc phải cộng đồng

Các kháng sinh IV được ưu tiên Các kháng sinh đường uống lựa chọn ưu tiên Các kháng sinh đường uống lựa chọn thay thế
Kháng sinh Sinh khả dụng (%) Kháng sinh Sinh khả dụng (%)
Fluoroquinolone

Ciprofloxacin

Levofloxacin

 

Trovafloxacin

 

Ciprofloxacin(*)

Levofloxacin

 

Trovafloxacin

 

70–80

99

 

∼88

 

2G fluoroquinolone

3G fluoroquinolone

β-lactam + macrolide

4G fluoroquinolone

 

≥88

≥88

Dao động

≥88

β-lactam

Ampicillin

 

 

Ampicillin

 

 

30–55

 

 

Amoxicillin

Penicillin V

Amoxicillin/clavulanat

 

 

74–92

70–80

74–92

 

Cefuroxime

 

Cefuroxime

 

37–52

 

Cefaclor

Cefprozil

Cefadroxil

Amoxicillin/clavulanate

2-G or 3G fluoroquinolone

TMP/SMZ

>90

>95

>90

74–92

≥88

>90

Ceftriaxone or cefotaxime

 

Cefuroxime

 

37–52

 

3G fluoroquinolone

Cefixime

Cefpodoxime

Ceftibuten

 

≥88

40–50

50

70–90

Ceftazidime, imipenem, or piperacillin/tazobactam Cefuroxime 37–52 4G fluoroquinolone
Macrolides

Erythromycin

Azithromycin

 

Erythromycin

Azithromycin

 

Dao động

∼37

 

Clarithromycin

3G fluoroquinolone

Doxycycline

 

∼50

≥88

60–90

Tetracyclines

Doxycycline

 

Doxycycline

 

60–90

 

Macrolide

3G fluoroquinolone

 

Dao động

≥88

Lincomycins

Clindamycin

 

Clindamycin

 

90

 

Metronidazole ± β-lactam

4G fluoroquinolone

 

Dao động

≥88

Sulfonamide

TMP/SMZ

 

TMP/SMZ

 

70-100(**)

 

β-lactam

2G fluoroquinolone

 

Dao động

≥88

Chú thích: (*): không khuyến cáo nếu tác nhân là S. pneumonia.   (**): giá trị cho SMZ

Cột 1: Các KS đường tiêm ưu tiên.

Cột 2: Các lựa chọn KS đường uống ưu tiên tương ứng với KS đường tiêm.

Cột 3: Các lựa chọn KS đường uống thay thế cho các KS tương ứng ở cột 2.

 Dược sĩ: Quản Thị Thùy Linh

Tài liệu tham khảo

  1. The UK Medicines and Healthcare Products Regulatory Agency (MHRA) and the European Medicines Agency (EMA) (2015), “Cefpodoxime 200mg tablets”, https://www.medicines.org.uk/emc/medicine/30851.
  2. W S Lim et al. (2009). British Thoracic Society: Guidelines for management of community acquired pneumonia in adults: update 2009.
  3. The Antimicrobial Team and the Department of “Automatic Therapeutic Conversion of IV Ceftriaxone, IV Azithromycin and IV Gatifloxacin Usedfor Community Acquired Pneumonia to Equivalent Oral Antibiotic”, pp.
  4. Cornell; NewYork-Presbyterian Hospital The University Hospital of Columbia and (2007), “Guidelines for the Empiric Management of Adult Patients with Community-Acquired Pneumonia (CAP) and IV to PO Conversion “.
  5. Mandell; Lionel A., Marrie; Thomas J., et al. (2000), “Canadian Guidelines for the Initial Management of Community-Acquired Pneumonia: An Evidence-Based Update by the Canadian Infectious Diseases Society and the Canadian Thoracic Society”, pp.

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.