Menu

Ngăn ngừa tác dụng phụ của thuốc khi điều trị sổ mũi

Người dịch : Đoàn Thị Phương Thảo – SV Dược 5- CLB tiếng Pháp ĐH Dược Hà Nội
Hiệu đính: DS. Đỗ Thị Hà, BV Roanne, Pháp

 

Những điều cần lưu ý khi cấp phát thuốc chống sổ mũi

  1. Thuốc gây co mạch
  • Không cấp thuốc cho phụ nữ có thai, đang cho con bú hoặc trẻ em dưới 15 tuổi.
  • Đảm bảo bệnh nhân không có chống chỉ định

– Bệnh nhân có tiền sử đột quỵ, các bệnh tăng nhãn áp góc đóng, co giật
– Bệnh nhân THA, có bệnh tim mạch, rối loạn tiết niệu – tiền liệt tuyến, cường giáp
– Bệnh nhân tập luyện thể thao vì thuốc có thể làm dương tính giả các test thử doping.

  • Đảm bảo không có tương tác

– Bệnh nhân có dùng thuốc co mạch khác (uống hoặc tại chỗ), một dẫn xuất cựa lõa mạch?

  • Không tự ý kéo dài thời gian điều trị quá 5 ngày mà không có ý kiến của nhân viên y tế.
  • Dừng điều trị nếu thấy buồn nôn, nhức đầu, huyết áp cao, tim đập nhanh, rối loạn nhịp tim.

 

2. Thuốc kháng histamin

  • Không cấp thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú.
  • Đảm bảo không có chống chỉ định

– Bệnh nhân có rối loạn tiết niệu- tiền liệt tuyến, tăng nhãn áp góc đóng, rối loạn thăng bằng, rối loạn thần kinh (lẫn lộn, vấn đề trí nhớ)
– Bệnh nhân có lái xe (vì thuốc có thể gây lơ mơ, buồn ngủ)

  • Đảm bảo không có các tương tác:

– Bệnh nhân có đang uống một loại thuốc an thần (thuốc phiện, thuốc ngủ, benzodiazepin, barbiturat, thuốc chống loạn thần, thuốc chống lo âu, thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm) hoặc atropin (thuốc chống parkinson nhóm kháng cholinergic, thuốc chống co thắt kháng cholinergic, thuốc chống trầm cảm ba vòng, phenothiazin)?

 

3. Các thuốc giảm đau/hạ sốt

  • Có nguy cơ quá liều paracetamol hoặc NSAIDs với các thuốc khác cũng chứa thành phần đó không?
  • Đảm bảo không có chống chỉ định hoặc tương tác:

– Với paracetamol: tổn thương gan?
– Với aspirin và ibuprofen: Mang thai? Dị ứng? Loét dạ dày? Nhiễm trùng chưa điều trị bằng kháng sinh? Hen suyễn? Dùng NSAID khác, aspirin liều thấp, thuốc chống đông đường uống, corticosteroid, thuốc hạ huyết áp, methotrexat?

 

4. Tinh dầu

  • Hỏi ý kiến nhân viên y tế trong trường hợp phụ nữ có thai hoặc cho con bú
  • Không sử dụng trong các trường hợp hen suyễn, tiền sử động kinh, dị ứng, kích ứng da.
  • Trẻ em dưới 3 tuổi: không dùng với bất cứ dạng dùng nào của thuốc.
  • Đường uống: trẻ em 6 tuổi trở lên
  • Đường hít: trẻ em 12 tuổi trở lên

 

5. Dung dịch rửa mũi

  • Dùng cho trẻ nhỏ, trẻ em hay người lớn?

Lựa chọn dạng phù hợp nhất (không dùng loại xịt mạnh cho trẻ em).

  • Dùng để làm gì: làm sạch đường mũi? nghẹt mũi? Sau phẫu thuật?

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.