Menu

Phương pháp để xác định người dùng bảo sẽ sử dụng thuốc như thế nào dựa trên các thông tin liên quan đến các thuốc OTC

Dịch: SVD4. Huỳnh Thị Thảo Uyên – Trường ĐH Y Dược Huế, DS. Võ Thị Hà

Nguồn: User testing as a method for identifying how consumers say they would act on information related to over-the-counter medicines. Pubmed

 

TỔNG QUAN:

Phương pháp kiểm tra người dùng (tiếng Anh gọi là “User Testing”) giúp xác định khả năng sử dụng các thông tin của thuốc đã được ghi sẵn (Written Medicine Information – WMI), bằng cách đánh giá khả năng tìm kiếm và hiểu các thông tin cần thiết của người tham gia. Đây cũng có thể là một cách hiệu quả để xác định bệnh nhân sẽ sử dụng thuốc như thế nào từ các thông tin được ghi trên các nhãn thuốc OTC.

MỤC TIÊU:

Đánh giá các hành vi của người dùng liên quan đến liều lượng và cách bảo quản thuốc, như một thước đo để xác định khả năng sử dụng của các thông tin trên nhãn thuốc cũng như độ hiểu biết của người dùng về việc chăm sóc sức khoẻ (functional health literacy).

THIẾT BỊ VÀ PHƯƠNG PHÁP:

Dùng phương pháp “User testing” bằng 5 loại nhãn thuốc OTC diclofenac (10 người dùng mỗi loại, tổng cộng 50 người) để đánh giá khả năng của người dùng trong việc tìm kiếm và hiểu rõ các ý quan trọng của thông tin bằng danh sách 13 câu hỏi. Người sử dụng được yêu cầu phải trình bày chi tiết hành vi của mình với 2 câu hỏi thêm: 1) Nếu bị đau lưng liên tục từ 8 giờ sáng, họ sẽ uống diclofenac vào lúc nào (liên quan đến liều), và 2) Họ sẽ bảo quản thuốc ở đâu tại nhà (liên quan đến việc bảo quản). Các câu trả lời sẽ được ghi chép lại nguyên văn và được mã hoá bởi 2 dược sĩ.

KẾT QUẢ:

Có 29 người tham gia thử nghiệm ghi đúng liều dùng thích hợp khi bị đau lưng liên tục. Tuy nhiên, khoảng cách giữa các liều được ghi nhận lại ngắn hơn so với khoảng thời gian được chỉ định thông thường là 8 giờ (ghi nhận ở 19 người sử dụng), với các lý do: điều chỉnh khoảng cách liều để cung cấp tối đa 8 viên mỗi 24 giờ, mong muốn giảm bớt các cơn đau, và/hoặc để phù hợp với thời gian sử dụng thuốc thực tế (ví dụ: trước giờ đi ngủ,…). Chỉ có 29 người sử dụng ghi ra được một số ví dụ về các địa điểm thích hợp hoàn toàn cho việc lưu trữ thuốc (ví dụ: trong các tủ thuốc,…)

KẾT LUẬN:

Người sử dụng có thể sẽ sử dụng thuốc không chính xác dựa trên các thông tin từ nhãn thuốc OTC về liều lượng và/hoặc cách bảo quản thuốc, từ đó có thể gây ra các ảnh hưởng xấu khi sử dụng thuốc. Phương pháp kiểm tra người dùng có thể sẽ góp phần vào việc xây dựng, biên soạn các tài liệu thông tin thuốc dạng viết một cách hiệu quả hơn, và giúp xác định những từ ngữ nào trên nhãn thuốc là không phù hợp với mức độ hiểu biết liên quan đến sức khoẻ của người sử dụng.

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.