Menu

Quinolone: Đánh giá toàn diện

Dịch: SVD4. Nguyễn Bảo Trâm – Trường ĐH Y Dược Huế

Hiệu đính: DS. Võ Thị Hà

 

MỤC LỤC

  • Tóm tắt
  • Cơ chế tác dụng
  • Dược động học
  • Tác dụng kháng khuẩn
  • Sự đề kháng của vi khuẩn đối với Qnuinolones
  • Sử dụng quinolones trong điều trị

– Viêm tuyến tiền liệt

– Bệnh đường hô hấp

– Bệnh lây nhiễm qua đường tình dục

– Viêm dạ dày – ruột

– Nhiễm khuẩn da và mô mềm

  • Biến cố bất lợi của thuốc
  • Tương tác thuốc
  • Sử dụng Quinolones trong cuộc chiến sinh học
  • Tài liệu tham khảo

 

TÓM TẮT

Với sự ra đời gần đây của Gatifloxacin và Moxifloxacin, phổ tác dụng truyền thống trên vi khuẩn Gram (-) của nhóm Fluoroquinolones đã được mở rộng bao gồm cả tác dụng  trên các vi khuẩn Gram (+) đặc hiệu. Ứng dụng của fluoroquinolones trên lâm sàng không chỉ trong  nhiễm trùng đường niệu – sinh dục mà còn được sử dụng trong nhiễm trùng đường hô hấp trên, hô hấp dưới, nhiễm trùng đường tiêu hóa, nhiễm trùng phụ khoa, các bệnh lây truyền qua đường tình dục và một số nhiễm trùng da và mô mềm. Hầu hết các thuốc nhóm Quinolone có sinh khả dụng đường uống rất tốt, với nồng độ thuốc trong huyết thanh tương đương với đường tĩnh mạch (IV). Một vài tác dụng phụ của Quinolone có thể kể đến là buồn nôn, đau đầu, hoa mắt, bồn chồn khó chịu. Một số tác dụng phụ khác ít phổ biến nhưng nghiêm trọng hơn bao gồm: kéo dài khoảng QT, nhạy cảm với ánh sáng, rối loạn men gan, đau khớp, bất thường gân và sụn khớp. Flouroquinolones thế hệ mới hiếm khi được sử dụng trong phác đồ điều trị ban đầu (first-line) và nên được sử dụng một cách thận trọng. Việc sử dụng không hợp lí những thuốc thuộc nhóm kháng sinh quan trọng này có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề kháng kháng sinh hiện nay. Việc sử dụng Fluoroquinolones trong chiến tranh sinh học cũng được thảo luận.

Quinolone đầu tiên, nalidixic acid (Gram (-)), được ra đời vào năm 1962. Kể từ đó, sự thay đổi cấu trúc đã cho ra đời Fluoroquinolones thế hệ 2,3,4 với phổ kháng khuẩn được mở rộng ra cả vi khuẩn Gram (+)

 

CƠ CHẾ TÁC DỤNG

Quinolones ức chế nhanh chóng sự tổng hợp DNA bằng cách thúc đẩy quá trình cắt đứt liên kết của DNA vi khuẩn trong phức hợp với các enzyme DNA gyrase và enzyme topoisomerase typ IV, gây ra tác dụng diệt khuẩn nhanh chóng. Thông thường, hoạt tính trên vi khuẩn Gram âm liên quan đến sự ức chế enzyme DNA gyrase, còn  hoạt tính trên vi khuẩn Gram dươngliên quan đến sự ức chế enzyme DNA topoisomerase typ IV.

 

DƯỢC ĐỘNG HỌC

Giống như các aminoglycosides, quinolones là kháng sinh diệt khuẩn phụ thuộc nồng độ. Hoạt tính diệt khuẩn tăng lên khi nồng độ thuốc trong huyết thanh đạt xấp xỉ 30 lần nồng độ ức chế tối thiểu (MIC). Nồng độ thuốc cao hơn sẽ ức chế ngược lại sự tổng hợp RNA và protein, do đó làm giảm tác dụng diệt khuẩn. Quinolones có tác dụng hậu kháng sinh khoảng 1-2h.

Khi sử dụng phối hợp với các nhóm kháng sinh khác như: Beta-lactam hoặc aminoglycosides, quinolones không có tác dụng hiệp đồng như dự đoán. Mặc dù,hiệu quả của hầu hết sự phối hợp là không khác biệt hoặc cộng tính, nhưng sự kết hợp Ciprofloxacin (Cipro) và Rifampin (Rifadin) lại gây ra tác dụng đối kháng nhau trên tụ cầu vàng.

Quinolones hấp thu qua đường uống rất tốt, sinh khả dụng từ mức độ vừa đến rất tốt. Nồng độ thuốc trong huyết thanh đạt được sau khi uống tương đương với cùng liều dùng đường tĩnh mạch. Do đó, có thể chuyển điều trị từ đường tĩnh mạch sang đường uống để giảm chi phí điều trị.

Thức ăn không làm giảm sự hấp thu của hầu hết các thuốc thuộc nhóm Quinolones. Tuy nhiên, Quinolones có khả năng tạo phức chelat với các cation như: nhôm, magie, canxi, sắt, kẽm. Sự tương tác này làm giảm đáng kể khả năng hấp thu và sinh khả dụng của thuốc, dẫn đến làm giảm nồng độ thuốc trong máu và giảm khả năng thâm nhập của thuốc vào mô đích.

Thời gian bán thải của quinolones thay đổi từ 1,5 – 16 giờ. Do đó, các loại thuốc này được sử dụng mỗi 12-24h. Các thuốc quinolone được đào thải qua thận và một số đường khác không qua thận. Để tránh độc tính, cần điều chỉnh liều ở bệnh nhân suy thận hoặc suy gan. Hầu hết các thuốc quinolones được đào thải qua thận, tuy nhiên sparfloxacin (Zagam), moxifloxacin(Avelox) và trovafloxacin (Trovan) được đào thải qua gan.

Quinolones phân bố rộng khắp cơ thể. Sự xâm nhập của thuốc vào mô cao hơn nồng độ đạt được trong huyết tương (tỉ số 2:1).Đặc biệt thuốc tập trung cao ở nội bào tế bào bạch cầu trung tính và đại thực bào. Đối với quinolones được đào thải qua thận,chúng phân phối rất tốt vào nước tiểu và thận. Sự xâm nhập của thuốc vào dịch tuyến tiền liệt, nước bọt, xương và dịch não tủy không cao hơn nồng độ thuốc trong huyết thanh. Do nồng độ của quinolone trong dịch não tủy thấp nên các thuốc này không phù hợpđể sử dụng trong phát đồ đầu tiên điều trị viêm màng não.

 

TÁC DỤNG KHÁNG KHUẨN

Dựa vào hoạt tính kháng khuẩn, Quinolones được phân thành 4 thế hệ (Bảng 1). Các thuốc thế hệ 1 hiện nay ít được sử dụng, có tác dụng trung bình trên vi khuẩn Gram(-) và phân phối kém vào cơ thể. Quinolones thế hệ 2 mở rộng tác dụng lên vi khuẩn Gram(-) và các vi khuẩn không điển hình nhưng hoạt tính hạn chế trên vi khuẩn Gram (+). Các thuốc này có hoạt tính tốt nhất trên trực khuẩn Gram(-) hiếu khí. Ciprofloxacin vẫn là quinolone có hoạt tính tốt nhất trên trực khuẩn mủ xanh. Quinolones thế hệ 3 vẫn giữ hoạt tính trên vi khuẩn Gram (-) mở rộng,vi khuẩn không điển hình kí sinh nội bào và còn cải thiện phổ tác dụng trên vi khuẩn Gram(+). Cuối cùng là các Quinolones thế hệ 4 có  phổ tác dụng mở rộng trên vi khuẩn Gram (+) và vẫn duy trì được phổ tác dụng trên vi khuẩn Gram(-) và các vi khuẩn kỵ khí.

 

Bảng 1.  Sự so sánh giữa các thế hệ của Quinolones

Thế hệ

Tác dụng kháng khuẩn Đường dùng và đặc tính

Chỉ định

Thế hệ 1

Nalidixic acid

Cinoxacin

 

Enterobacteriaceae

(Họ vi khuẩn đường ruột)

 

Đường uống

Nồng độ thuốc trong huyết thanh và mô thấp

Phổ tác dụng trên vi khuẩn Gram (-) hẹp

Nhiễm trùng đường niệu không biến chứng

Không được sử dụng trên nhiễm khuẩn toàn thân

Thế hệ 2

Nhóm 1

Lomefloxacin

Norfloxacin

Enoxacin

 

 

 

 

 

 

 

Nhóm 2

Ofloxacin

Ciprofloxacin

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Enterobacteriaceae

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Enterobacteriaceae

Vi khuẩn không điển hình

Trực khuẩn mũ xanh

(Chỉ có Ciprofloxacin)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đường uống

Nồng độ thuốc trong mô và huyết thanh thấp

Tăng phổ tác dụng trên vi khuẩn Gram (-) so với quinolones thế hệ 1

Phổ tác dụng lên vi khuẩn Gram (+) còn hạn chế

 

 

 

 

 

Đường uống, IV

Nồng độ thuốc trong huyết thanh, mô và nội bào cao hơn so với nhóm 1

Có phổ tác dụng trên vi khuẩn không điển hình

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiễm trùng đường niệu không biến chứng

Không được sử dụng trên nhiễm khuẩn toàn thân

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiễm trùng đường tiểu có biến chứngnhiễm trùng do đặt ống thông tiểu

Viêm đường tiêu hóa kèm tiêu chảy nặng

Viêm tuyến tiền liệt

Nhiễm trùng bệnh viện

Bệnh lây truyền qua đường tình dục

Không sử dụng trong viêm phổi mắc phải ở cộng đồng dobệnh này liên quan đến nhiễm trùng huyết và viêm màng não do phế cầu, mà thuốc thì kém nhạy cảm với phế cầu

 

 

 

 

Thế hệ 3

Levofloxacin

Sparfloxacin

Gatifloxacin

Moxifloxacin

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Enterobacteriaceae

Vi khuẩn không điển hình

Streptococci

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đường uống, IV

Tương tự như Quinolones nhóm 2 thế hệ 1 nhưng còn có tác dụng trung bình lên liên cầu khuẩn

Tăng chuyển hóa qua gan (Sparfloxacin và Moxifloxacin)

 

 

 

 

 

 

 

Chỉ định tương tự như Quinolones thế hệ 2.

Viêm phổi mắc phải tại cộng đồng trên những bệnh nhân nằm viện hoặc nghi ngờ nhiễm các mầm bệnh không điển hình

Viêm phổi mắc phải tại cộng đồng ở bệnh nhân không nằm viện với nguy cơ cao nhiễm phế cầu đề kháng (+)

Thế hệ 4

Trovafloxacin

(Trovan)*

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Enterobacteriaceae

(Họ vi khuẩn đường ruột)

Trực khuẩn mủ xanh (giảm hoặc biến mất)

Vi khuẩn không điển hình

Tụ cầu vàng nhạy cảm với Methicillin

Streptococci

(Liên cầu khuẩn)

Vi khuẩn kỵ khí

 

 

 

Đường uống và IV

Tương tự như Quinolones thế hệ 3 nhưng cải thiện phổ tác dụng trên vi khuẩn Gram(+) và vi khuẩn kỵ khí

Quinolones thế hệ 2 mở rộng tác dụng lên vi khuẩn Gram(-) và các vi khuẩn không điển hình nhưng hoạt tính hạn chế trên vi khuẩn Gram (+). Các thuốc này có hoạt tính tốt nhất trên trực khuẩn Gram(-) hiếu khí

 

 

Cân nhắc trong điều trị nhiễm trùng ổ bụng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(*) Sparfloxacin và Trovafloxacin chủ yếu được đào thải không qua thận, do đó những tác nhân này không nên được sử dụng để điều trị nhiễm trùng đường tiểu

(+) Yếu tố nguy cơ nhiễm phế cầu đề kháng với Penicillin bao gồm: nhỏ hơn 5 tuổi hoặc lớn hơn 65 tuổi, gần đây có sử dụng kháng sinh, bệnh mắc kèm, lạm dụng rượu, tình trạng suy giảm miễn dịch hoặc nhiễm HIV, nhân viên chăm sóc bệnh nhân hàng ngày, gần đây có nằm viện và chăm sóc sức khỏe tập trung (ví dụ: cơ sở chăm sóc sức khỏe dài hạn, nhà tù)

Theo sự cho phép của Owens RC Jr, Ambrose PG.Sử dụng Fluoroquinolone trên lâm sàng. Med Clin North Am 2000;84:1447–69.

Tính nhạy cảm và khả năng kháng thuốc mắc phải đã hạn chế sử dụng quinolone thế hệ 2 trong điều trị nhiễm khuẩn do tụ cầu, liên cầu và vi khuẩn đường ruột. Các Fluoroquinolone có sẵn hiện nay có hoạt tính in vitro chống phế cầu khuẩn (bao gồm các chủng hiện nay đang kháng Penicillin) là levofloxacin, sparfloxacin, gatifloxacin, moxifloxacin và trovafloxacin. Levofloxacin và spartfloxacin có hoạt tính với liên cầu trên in vitro thấp hơn gatifloxacin, moxifloxacin và travofloxacin. Gatifloxacin có hoạt tính với phế cầu trên in vitro gấp 2-4 lần levofloxacin và moxifloxacin có tác dụng gấp 4-8 lần.  So với ciprofloxacin và levofloxacin; gatifloxacin, moxifloxacin, và trovafloxacin có hoạt tính trên in vitro tốt hơn khi sử dụng để diệt  tụ cầu vàngmột số chủng Enterococci.

Mặc dù, gatifloxacin và moxifloxacin có hoạt tính với vi khuẩn kỵ khí trên in vitro, nhưng chỉ có trovafloxacin được phép ghi trên nhãn cho chỉ định điều trị nhiễm vi khuẩn kỵ khí. Clinafloxacin, một fluoroquinolone đã được nghiên cứu có hoạt tính với vi khuẩn kỵ khí trên in vitro rất tốt.

Ciprofloxacin, ofloxacin và các fluoroquinolone mới đặc biệt có nồng độ tập trung cao ở nội bào. Moxifloxacin, gatifloxacin, levofloxacin và gemifloxacin (đang được nghiên cứu)có hoạt tính đặc biệt trên Legionella, Clamydia, Mycoplasma và các loài Ureaplasma. Các tác nhân gây bệnh nội bào đường hô hấp  như: Chlamydia pneumoniae, Mycoplasma pneumoniae, and Legionella pneumophila dự đoán có thể nhạy cảm với fluoroquinolone. Các kháng sinh này được xem như thuốc nằm trong phác đồ thứ 2 điều trị lao và nên được để dành cho điều trị lao kháng thuốc.

 

SỰ ĐỀ KHÁNG VỚI CÁC THUỐC QUINOLONE

Sự đề kháng với Quinolones có rất nhiều cơ chế và lâm sàng cũng ảnh hưởng đáng kể. Các đột biến có thể xảy ra nhanh chóng trong quá trình điều trị với Fluoroquinolones, có lẽ đây là yếu tố quan trọng nhất hạn chế việc sử dụng các kháng sinh này.

Khả năng nhạy cảm trên invitro đối với tụ cầu vàng đề kháng Methicillin (MRSA), tụ cầuda (S.epidermidis) đề kháng methicilline và các chủng Enterococcus đề kháng Vancomycin thì khá biến đổivà khó dự đoán. Mặc dù các fluoroquinolones thế hệ mới có tiềm năng tác dụng đối với vi khuẩn Gram(+) trên in vitrodựa trên cơ sở dữ liệu về MIC, nhưng các bác sĩ cần phải thận trọng khi sử dụng kháng sinh nhóm quinolone để điều trị nhiễm khuẩn Gram(+) nguy hiểm đến tính mạng. Việc lạm dụng cáckháng sinh này trên lâm sàng vàchăn nuôitrong nông nghiệp sẽ thúc đẩy sự đề kháng của vi khuẩn Gram(+), Gram(-) và có thể sẽ giới hạn tác dụng của các Quinolones trong tương lai gần. Việc lạm dụng một loại thuốc cuối cùng sẽ gây đề kháng đối với cả một nhóm.

 

SỬ DỤNG QUINOLONE TRONG ĐIỀU TRỊ

Nhiễm trùng đường niệu –sinh dục

Do có phổ tác dụng rộng trên vi khuẩn Gram (-),các kháng sinh nhóm quinolone được ưu tiên sử dụng để điều trị nhiễm khuẩn đường niệu. Nồng độ thuốc tập trung cao ở đường niệu – sinh dục đối với những thuốc được đào thải qua thận, điều này càng làm tăng tác dụng của quinolones trong điều trị nhiễm trùng đường niệu – sinh dục. Liệu trình điều trị kéo dài từ 3-10 ngày, hầu hết các thuốc quinolones có hoạt tính tương đương với trimethoprim- sulfamethazole (Bactrim, Septra) trong điều trị nhiễm khuẩn đường niệu không biến chứng do Escherichia coli nhạy cảm.

Nhiễm trùng đường niệu có biến chứng bao gồm các bệnh nhân có sỏi hoặc tắc nghẽn đường mật và trên bệnh nhân nhiễm trùng liên quan đến đặt ống catheter. Các nhiễm trùng này thường liên quan với vi khuẩn Gram (-), Gram (+) kháng kháng sinh mắc phải tại bệnh viện và các chủng nấm Candida. Do ciprofloxacin, ofloxacin, lomefloxacin (Maxaquin), enoxacin (Penetrex), levofloxacin và gatifloxacin có độ thanh thải qua thận cao và nồng độ thuốc tập trung ở thận tốt do đó chúng là lựa chọn tốt nhất trong điều trị các nhiễm trùng đường niệu có biến chứng.

Ciprofloxacin đã cho thấy tác dụng hiệu quả hơn trimethoprim-sulfamethazole và aminosid trong điều trị nhiễm khuẩn đường niệu có biến chứng với liệu trình điều trị từ 7-10 ngày. Tuy nhiên, rất ít bệnh nhân giữ được nước tiểu vô trùng trong 6 tuần sau khi điều trị kháng sinh. Những vi khuẩn đề kháng và tái nhiễm nấm Candida thường sẽ hạn chế việc dùng ciprofloxacin để điều trị các nhiễm trùng đường niệu có biến chứng, với tỉ lệ thất bại ước tính ít nhất là 2%. Tỉ lệ thất bại cao khoảng 20 % có thể gặp với nhiễm trùng gây ra bởi trực khuẩn mủ xanh (P. aeruginosa).

Một liệu trình điều trị với norfloxacin (Noroxin) hoặc floxacin qua đường uống kéo dài khoảng từ 7-10 ngày đã thành công trong điều trị viêm thận- bể thận không biến chứng, với tỉ lệ chữa khỏi tương đương với trimethoprim-sulfamethazole. Trong điều trị viêm thận-bể thận cấp không biến chứng ở phụ nữ không mang thai, levofloxacin một liều 250mg/ngày × 7-10 ngày có hiệu quả điều trị tương đương với ciprofloxacin liều 500mg/ lần ×2 lần/ ngày × 10  ngày. Tuy nhiên, tỉ lệ tái phát thường cao hơn đối với levofloxacin. Gatifloxacin với 1 liều 40mg/ ngày có lợi ích tương đương với ciprofloxacin liều 500mg/ lần × 2 lần/ ngày trong điều trị nhiễm khuẩn đường niệu có biến chứng, kết quả cho thấy tỉ lệ chữa khỏi tương ứng là 93% và 91%.

Fluoroquinolone, đặc biệt là levofloxacin và ciprofloxacin rất có giá trị trong điều trị nhiễm trùng đường niệu có biến chứng và viêm thận-bể thận. Tuy nhiên, vi khuẩn đề kháng, nhiễm trùng tái phát (relapse of infections ) và nhiễm trùng hồi quy (recurrent infections) vẫn còn là vấn đề nghiêm trọng. Các loại kháng sinh này rất thích hợp cho các bệnh nhiễm trùng đường niệu sinh dục có biến chứng.

Viêm tuyến tiền liệt

Các thuốc quinolone có hiệu quả tốt trong điều trị viêm tuyến tiền liệt, do thuốc có thể xâm nhập tốt vào mô của tuyến tiền liệt. Khi điều trị từ 4-6 tuần, norfloxacin, ciprofloxacin, levofloxacin và ofloxacin có tỉ lệ chữa khỏi từ 67% đến 91%. Thất bại điều trị liên quan đến liệu trình điều trị ngắn (ví dụ: 1 hoặc 2 tuần,…) và các vi khuẩn ít nhạy cảm, đặc trưng như: trực khuẩn mủ xanh, các chủng Enterococcus,..

Levofloxacin là thuốc đầu tay trong điều trị viêm tuyến tiền liệt. Ciprofloxacin nên được để dành sử dụng trên bệnh nhân bị viêm tuyến tiền liệt do vi khuẩn Gram (-) kháng thuốc, pseudomonas và enterococcus, do thuốc này có hoạt tính cao chống lại trực khuẩn mủ xanh và enterococci.

Bệnh đường hô hấp

Viêm xoang cấp do vi khuẩn có thể là biến chứng của bệnh do virut trước đây. Các chủng vi khuẩn chính là: tụ cầu vàng, phế cầu, Haemophilus influenza (HI)Moraxella catarrhalis. Cục Quản lí Dược phẩm và Thực phẩm của Hoa Kì (FDA) đã cho phép ghi nhãn gatifloxacin, moxifloxacin, sparfloxacin và levofloxacin với chỉ định điều trị viêm xoang cấp do vi khuẩn. Các thử nghiệm lâm sàng so sánh các thuốc fluoroquinolone với amoxicillin/ kali clavulanate (Augmentin), cefuroxime acetyl (ceftin) và clarithromycin đã chứng minh được hiệu quả tác dụng của kháng sinh nhóm quinolone. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng, các thuốc quinolones không nên được sử dụng là phác đồ điều trị đầu tiên của viêm xoang cấp do nhiễm khuẩn do làm gia tăng nguy cơ kháng thuốc.

Viêm phế quản cấp có thể xảy ra sau một bệnh do virut, nhưng điều trị bằng kháng sinh thường không nên dùng nếu bệnh nhân không mắc các bệnh lí về phổi. Phác đồ điều trị bằng fluoroquinolones có hiệu quả tác dụng trong bệnh viêm phế quản cấp do H. ifuenzae, M. cattarrhalis vàcáctác nhân cơ bản. Sử dụng ciprofloxacin trong điều trị viêm phế quản do phế cầu và trực khuẩn mủ xanh cho kết quả điều trị không thành công trên lâm sàng và gia tăng tình trạng đề kháng của vi khuẩn. Nhìn chung, levofloxacin, sparfloxacin, ofloxacin, gatifloxacin và moxifloxacin có lợi ích tương đương với cefuroxime, cefaclor (ceclor), amoxicillin/ kali clavulanate (Augmentin) và amoxicillin.

Viêm phổi mắc phải tại cộng đồng (CAP) đứng vị trí thứ 6 gây tử vong ở Mỹ.  Mặc dù với phác đồ điều trị tốt nhất, bệnh này cũng liên quan đến khoảng 14% tỉ lệ tử vong ở bệnh nhân nội trú và nhỏ hơn 1% đối với bệnh nhân ngoại trú. Phế cầu, H. influenza và M. pneumonia là những tác nhân phổ biến nhất gây CAP, một số tác nhân ít phổ biến hơn như: virut, tụ cầu vàng, C. pneumonia, M. catarrhalis, Klebsiella pneumoniae, và L. pneumophila. Tác nhân phổ biến nhất gây tử vong ở bệnh nhân bị CAP là : phế cầu, tụ cầu vàng và L. pneumonia.

Việc lựa chọn kháng sinh để điều trị viêm phổi cho bệnh nhân ngoại trú và nội trú đã được phân tầng trong một công bố gần đây của Hiệp hội Bệnh truyền nhiễm Hoa Kì (IDSA) và trong hướng dẫn của trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh (CDC). Việc ưu tiên sử dụng không nhằm vào một nhóm kháng sinh nào cụ thể. Danh sách những kháng sinh được lựa chọn cho bệnh nhân ngoại trú bao gồm: macrolides, doxycycline (Vabramycin) và fluoroquinolone. Kháng sinh được lựa chọn cho bệnh nhân nội trú gồm: fluoroquinolone, penicillin phổ rộng (Piperacillin [Pipracil]), piperacillin/tazobactam [Zosyn] hoặc ampicillin/sulbactam [Unasyn]), carbapenem (meropenem [Merrem], imipenem/cilastatin [Primaxin]), cephalosporin PHỐI HỢP VỚI macrolide, aminoglycoside, clindamycin (Cleocin) hoặc metronidazole (Flagyl).

Để điều trị bệnh CAP ở bệnh nhân nằm ở Khoa lâm sàng thông thường, IDSA khuyến cáo sử dụng macrolide kết hợp với cephalosporin phổ rộng (cefotaxime [Claforan] hoặc ceftriaxone [Rocephin]), HOẶC betalactam/ức chế beta lactamase kết hợp với macrolide HOẶC fluoroquinolone đơn độc (levofloxacin, gatifloxacin hoặc moxifloxacin [được xếp theo thứ tự tăng dần tác dụng chống lại phế cầu]). Để điều trị cho các bệnh nhân nằm ở phòng chăm sóc tích cực, IDSA khuyến cáo sử dụng macrolide hoặc fluoroquinolone (levofloxacin, gatifloxacin hoặc moxifloxacin) KẾT HỢP VỚI một cephalosporin phổ rộng (cefotaxime hoặc ceftriaxone) hoặc một betalactam/ ức chế betalactamase.

Chúng ta cần thận trọng khi sử dụng quinolone và macrolide ở bệnh nhân lớn tuổi do các tác dụng phụ và tương tác của thuốc. Hơn nữa, quinolone không nên sử dụng trong phác đồ điều trị đầu tiên theo kinh nghiệm nếu như không nghi ngờ đến tình trạng nguy hiểm đe dọa đến tính mạng hoặc viêm phổi không điển hình (vd: L. peumoniae).

Để điều trị viêm phổi không điển hình, macrolide có tác dụng tương đương với fluroquinolones vàcó lợihơn về mặt kinh tế. Quinolones có phố tác dụng đặc biệt trên các tác nhân không điển hình nghi ngờ gây CAP ở một số bệnh nhân. Tuy nhiên, ofloxacin có liên quan đến thất bại trong điều trị và ciprofloxacin có hoạt tính giảm đối với chủng Chlamydia.

So với các quinolones khác, moxifloxacin và gatifloxacin có hoạt tính trên in vitro đối với phế cầu tốt hơn. Mặc dù với ưu điểm này moxifloxacin hay gatifloxacin có thể là lựa chọn hấp dẫn để điều trị viêm phổi, nhưng thuốc này nên được để dành để điều trị nhiễm trùng đối với các tác nhân không điển hình hoặc viêm phổi nghiêm trọng.

Trong nhóm fluoroquinolone, ciprofloxacin và trovafloxacin được nghiên cứu rộng rãi nhất trong điều trị viêm phổi ở bệnh viện. Ciprofloxaxcin hiệu quả tương đương với imipenem/cilastatin trên bệnh nhân thở máy,  đặc biệt sự nhiễm trùng do các vi khuẩn họ vi khuẩn đường ruột (Enterobacteriaceae), nhưng nó lại có tác dụng kém hiệu quả hơn và tỉ lệ thất bại trên lâm sàng cao hơn ở những bệnh nhân viêm phổi do bệnh viện gây ra bởi tụ cầu vàng hoặc trực khuẩn mủ xanh. Tác dụng của các quinolones mới (moxifloxacin và gatifloxacin) trong điều trị viêm phổi tại bệnh viện đang trong tiến trình nghiên cứu.

Các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục

Dựa trên hướng dẫn điều trị của CDC, ceftriaxone là thuốc được lựa chọn để điều trị viêm cổ tử cung và viêm niệu đạo không biến chứng do lậu cầu. Ciprofloxacin và ofloxacin nên được cân nhắc để thay thế điều trị ở những bệnh nhân dị ứng với Penicillin. Gần đây gatifloxacin được công bố có tác dụng tương đương với ofloxacin trong điều trị lậu cầu. Phác đồ điều trị 7 ngày của ofloxacin hoặc sparfloxacin có hiệu quả như doxycycyline trong điều trị nhiễm trùng do C. trachomatis . Cuối cùng, ciprofloxacin đã được công bố có tác dụng tương đương với trimethoprim/sufamethoxazole trong điều trị bệnh hạ cam gây ra do Haemophilus ducreyi.

Viêm vùng chậu là các đa nhiễm khuẩn. Quinolones được lựa chọn điều trị bao gồm: ofloxacin kết hợp với metronidazole;ofloxacin kết hợp cefoxitin (Mefoxin) và ciprofloxacin kết hợp với clindamycin. Đơn trị liệu bằng Fluoroquinolone không thể điều trị hoàn toàn.

Viêm dạ dày – ruột

Không khuyến cáo sử dụng kháng sinh dự phòng để phòng tiêu chảy cho người đi du lịch. Norfloxacin hoặc ciprofloxacin có tác dụng tương đương với trimethoprim/sulfamethazole trong điều trị tiêu chảy ở người đi du lịch do các chủng Shigella, E. coli sinh độc tính trên ruột, hoặc Campylobacter jejuni.

Ciprofloxacin và ofloxacin là thuốc được lựa chọn trong điều trị sốt thương hàn. Norfloxacin hiệu quả hơn cả trimethoprim/sulfamethazole và doxycycline trong điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn tả Vibrio cholera.

Nhiễm trùng da và mô mềm

Do cơ sở dữ liệu còn hạn chế, vai trò của fluoroquinolone trong điều trị nhiễm trùng da và mô mềm vẫn chưa chắc chắn. Hầu hết các fluoroquinolone có tác dụng hạn chế trên vi khuẩn Gram (+) nên chúng không được lựa chọn đầu tiên cho điều trị nhiễm trùng da và mô mềm. Nhiễm trùng bàn chân đái tháo đường là một đa nhiễm khuẩn, có thể được điều trị bằng quinolone kết hợp với các kháng sinh khác. Chúng ta cần thận trọng khi phân lập được tụ cầu vàng từ bệnh phẩm.

 

CÁC BIẾN CỐ BẤT LỢI

Mặc dù quinolones được dung nạp rất tốt và tương đối an toàn, nhưng cũng có một số tác dụng phụ nhất định phổ biến với tất cả các thuốc trong nhóm kháng sinh này (Bảng 2). Ảnh hưởng trên đường tiêu hóa và hệ thần kinh trung ương là những tác dụng phụ thường gặp nhất, xảy ra trên 2-20% các bệnh nhân điều trị với quinolones.

 

Bảng 2. Tác dụng phụ của quinolones*

Cơ quan

Tác dụng phụ

Đường tiêu hóa Buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng

 

CNS Đau đầu, chóng mặt, lơ mơ, rối loạn, mất ngủ, mệt mỏi, khó chịu, suy nhược, co giật, choáng váng, đầu óc quay cuồng, bồn chồn, run

 

Da Phát ban, ngứa, nhạy cảm với ánh sáng

 

Khác Kéo dài khoảng QT, độc tế bào gan, vị giác đắng và bất thường, đứt gân

 

CNS: central nervous system; QTc = corrected QT interval.

*: Do quinolone có liên quan đến bệnh về khớp, độc tính trên xương, sụn ở động vật còn non. Thuốc không được khuyến cáo sử dụng ở trẻ nhỏ và thanh thiếu niên dưới 18 tuổi, phụ nữ có thai hoặc cho con bú.

Kéo dài khoảng QT có thể gây loạn nhịp thất nguy hiểm đến tính mạng như xoắn đỉnh. Do tác dụng phụ kéo dài khoảng QT, grepafloxacin (raxar) đã bị rút ra khỏi thị trường Mỹ vào năm 1999. Và cũng do các báo cáo về kéo dài khoảng QT, sparfloxacin và moxifloxacin không nên dùng trên những bệnh nhân có nguy cơ về loạn nhịp (vd: giảm kali máu, chậm nhịp) hoặc trên những bệnh nhân đang sử dụng các thuốc chống loạn nhịp hoặc các thuốc khác có nguy cơ kéo dài khoảng QT.

 

TƯƠNG TÁC THUỐC

Các tương tác quan trọng trên lâm sàng xảy ra với hầu hết các thuốc quinolones, khi các sản phẩm có chứa các cation đa hóa trị (Ca2+, Al3+, Mg2+, Fe3+, Zn2+) như: scralfate (Cara-fate), kháng acid, các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng, đa vitamin, khoáng chất được sử dụng cùng với quinolone đường uốngtrong vòng 2-4 giờ, nồng độ đỉnh của quinolone trong huyết thanh giảm từ 25-90%.

Bảng 3. Nguy cơ tương tác giữa Quinolone và các thuốc khác

Quinolone bất kì*

–         Giảm hấp thu Quinolones nếu sử dụng đồng thời với didanosine (Videx) hoặc các cation đa hóa trị ít hơn hai giờ trước hoặc sau khi sử dụng quinolone.1

–       Có thể tăng tác dụng chống đông của warfarin (Coumadin)2

–       Có thể tăng tác dụng của café 3

–         Có thể tăng tác dụng của cyclosporine (Sandimmune)3

–       Có thể tăng tác dụng của theophylline 3

–       Có thể kéo dài khoảng QT nếu sử dụng đồng thời với các thuốc chống loạn nhịp (vd: thuốc nhóm IA và nhóm III) hoặc cisapride Propulsid) 4

–       Có thể tăng nguy cơ kích thích thần kinh trung ương và co giật nếu sử dụng với các thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs)

–       Có thể gây hạ đường huyết nếu sử dụng đồng thời với các thuốc điều trị đái tháo đường (thuốc hạ đường máu đường uống hoặc Insulin)5

Gatifloxacin

–       Tăng nồng độ của digoxin (Lanoxin) trong huyết thanh6

Trovafloxacin

–       Giảm hấp thu nếu sử dụng với muối citrate và dung dịch acid citric đường uống (Bicitra)

–       Giảm tác dụng của trovafloxacin đường uống nếu sử dụng đồng thời với morphin tiêm đường tĩnh mạch

 

QTc = khoảng QT hiệu chỉnh (corrected QTinterval) ; CNS = hệ thần kinh trung ương

*: các tương tác được liệt kê với quinolones như là một nhóm; các tương tác ở một số thuốc quinolone có thể nhiều hơncác thuốc khác trong nhóm.

1: Các sản phẩm chứa các cation đa hóa trị ( Canxi, nhôm, magie, sắt và kẽm) như thuốc kháng acid, sản phẩm bổ sung dinh dưỡng, đa vitamin và khoáng chất. Những fluoroquinolones mới như gatifloxacin (Tequin), moxifloxacin (Avelox) và trovafloxacin (Trovan), có thể không tương tác nghiêm trọng lắm với các sản phẩm chứa canxi. Tránh sử dụng đồng thời fluoroquinolones với sucrafate (Carafate)

2: Do một số fluoroquinolones được biết làm tăng tác dụng của warfarin, tăng thời gian prothrombin và chỉ số bình thường hóa quốc tế (INR) nên cần được giám sát chặt chẽ nếu warfarin hoặc dẫn chất của warfarin được sử dụng đồng thời với quinolone.

3: Giám sát độc tính

4: Mặc dù cisapride đã bị rút ra khỏi thị trường, nhưng nó vẫn còn được sản xuất

5: Khuyến cáo giám sát nồng độ của glucose máu

6: Ý nghĩa trên lâm sàng chưa rõ

 

VIỆC SỬ DỤNG FLUOROQUINOLONES TRONG CHIẾN TRANH SINH HỌC

Bào tử Bacillus anthracis gần đây được xem như là một vũ khí sinh học của Hoa Kì. Fluoroquinolones có vai trò trong dự phòng sau phơi nhiễm và điều trị đối với các tác nhân đặc hiệu mà có thể được sử dụng trong chiến tranh sinh học (Bảng 4). Các flouroquinolones đặc hiệu được chỉ định cho dự phòng sau phơi nhiễm hoặc điều trị bệnh than, tả, dịch hạch, brucellosis và tularemia. Ciprofloxacin là thuốc được lựa chọn trong dự phòng bệnh thancòn nhạy cảm. Mặc dù, sự đề kháng Penicillin hiếm khi xảy ra đối với bệnh than mắc phải trong tự nhiên, nhưng Liên Xô cũ đã phát triển một dòng Bacillus anthracis có thể đề kháng cả Penicillin và Tetracyclin.

Bảng 4. Các mầm bệnh sinh học được lựa chọn: Dự phòng sau phơi nhiễm và điều trị

Mầm bệnh Dự phòng sau phơi nhiễm

Điều trị

Bacillus anthracis

(Bệnh than)

Thuốc ưu tiên: Ciprofloxacin (Cipro*)

Thuốc thay thế: Doxycyclin (Vibramycin)

Thuốc được ưu tiên: Ciprofloxacin, Doxycyclin

Thuốc thay thế nếu như VSV còn nhạy cảm với Penicillin: Penicillin G

Vibrio choleae

(Tả)

Không có sẵn Tác nhân ưu tiên: liệu pháp bù nước đường uống, Tetracyclin, Doxycycline, Ciprofloxacin, Norfloxacin ( Norocin)
Yersinia pestis

(Dịch hạch)

Thuốc ưu tiên: Doxycyclin, Ciprofloxacin

Thuốc thay thế: Tetracyclin

Thuốc ưu tiên:  Streptomycin, Gentamycn, Ciprofloxacin

Thuốc thay thế: Doxycyclin

Brucella melitensis

( Brucellosis)

Thuốc ưu tiên: Doxycyclin kết hợp với Rifampin (Rifamdin) Thuốc ưu tiên: Doxycyclin kết hợp với Rifampin (Rifamdin)

Thuốc thay thế: Ofloxacin( Floxin) kết hợp với Rifampin

Francisella tularensis

(Tularemia)

Thuốc ưu tiên: Doxycyclin

Thuốc thay thế: Tetracyclin, Ciprofloxacin

Thuốc ưu tiên: Streptomycin

Thuốc thay thế: Gentamycin, Ciprofloxacin

*: Levofloxacin (Levaquin) và Ofloxacin là lựa chọn thay thế cho dự phòng sau phơi nhiễm trong các trường hợp nặng

Lưu ý: Vào năm 2008, FDA đã bổ sung thêm một cảnh báo về nguy cơ viêm gân, đứt gân ở những bệnh nhân sử dụng Fluoroquinolones.

 

Tài liệu tham khảo:

Hooper D. Quinolones. In: Mandell GL, Bennett JE, Dolin R. Mandell, Douglas, and Bennett’s Principles and practice of infectious diseases. 5thed. Philadelphia: Churchill Livingstone, 2000:404–23….

Nguồn:

CATHERINE M. OLIPHANT et al. Quinolones: A Comprehensive Review. Am Fam Physician. 2002 Feb 1;65(3):455-465.

 

2 Comments

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.