Menu

Tư vấn tại quầy thuốc: Con tôi bị đau họng


7. Con tôi bị đau họng
Dịch: Nguyễn Đỗ Quang Trung
Hiệu đính: ThS.Ds Nguyễn Hoàng Phương Khanh
Nguồn: La médication officinale – Conseils et médicaments délivres par le pharmacien à l’officine – Caquet R.
 
Ở trẻ em, nguy cơ viêm họng do liên cầu khuẩn streptococcus bêta tan huyết là rất lớn và luôn luôn cần tới khám bác sĩ.
Một số đặc điểm lâm sàng

Nhiễm khuẩn ở họng, hay còn gọi là viêm họng. Câu hỏi cần đặt ra là liệu viêm họng gây ra bởi nguyên nhân gì : vi khuẩn, liên cầu khuẩn streptococcus hay bởi virus?

 Dưới 3 tuổi, viêm họng không bao giờ do liên cầu khuẩn. Từ 3 đến 5 tuổi cũng hiếm xảy ra.

Ở trẻ từ 5 đến 10 tuổi, cứ 2 ca viêm họng lại có 1 ca do liên cầu bêta tan huyết nhóm A.

Ở trẻ lớn hơn và tuổi thanh thiếu niên, viêm họng do liên cầu ít xuất hiện hơn ở tuổi 4 đến 10 nhưng vẫn tồn tại nguy cơ mắc bệnh.

Viêm họng do liên cầu rất nguy hiểm. Nó có thể biến chứng thành hai bệnh nghiêm trọng là thấp khớp cấp tính hoặc viêm thận. Đầu tiên nó tấn công vào các khớp trong một vài ngày (“tấn công” các khớp) sau đó gây ra tổn thương van tim nghiêm trọng (“tấn công vào tim”), thứ hai nó có thể tiến triển thành suy thận mạn tính, bệnh nhân phải thực hiện lọc máu kéo dài hoặc ghép thận. Do đó, cần thiết phải điều trị bằng một thuốc kháng sinh.

Viêm họng do liên cầu có thể nhận thấy rõ dấu hiệu nặng khi khởi phát, đặt biệt là đau nhức, sốt (39-40oC), xuất hiện nôn mửa.

Quan trọng là, viêm họng không ho và không đi kèm chảy nước mũi được gọi là viêm họng “sạch”.

Lời tư vấn của bạn
Nếu trẻ hơn 3 tuổi, khuyên bệnh nhân làm một xét nghiệm nhanh xác định có nhiễm liên cầu hay không (TDR)
Bệnh nhân có thể thực hiện các xét nghiệm tại phòng khám của các bác sĩ đa khoa, bác sĩ nhi, bác sĩ tai mũi họng. Xét nghiệm dùng 1 tăm bông lau vùng họng bị đau và đỏ rồi chuyển mẫu thử lên một băng thử. Băng thử này được ngâm vào trong 1 dung dịch được chứa trong 1 ống tuýp. Nếu có 2 vạch màu xuất hiện trên băng thử, có nghĩa là viêm họng do liên cầu gây ra, khi đó điều trị bằng kháng sinh là cần thiết. Việc điều trị kháng sinh sẽ ngăn chặn bệnh thấp khớp cấp tính và viêm thận.
Nếu xét nghiệm là dương tính, bác sĩ sẽ điều trị bằng penicillin đường uống (amoxicillin 50mg/kg/ngày trong 6 ngày), cephalosporin thế hệ 2 đường uống (cefuroxime hoặc Zinnat® 20 mg/kg/ngày trong 4 ngày) hoặc một cephalosporin thế hệ 3 (cefpodoxime hoặc Orelox® 8mg/kg/ngày trong 5 ngày).
Nếu xét nghiệm là âm tính, không cần thiết phải sử dụng kháng sinh. Hãy đề nghị:
         Viên ngậm Humex® trị đau họng hoặc Drill®, từ 5 tuổi trở lên;
         Nước súc miệng
+ Colludol® chứa 1 chất sát trùng và gây tê tại chỗ: xịt 3 lần mỗi ngày, tránh xịt trước bữa ăn để không gây cản trở việc nuốt từ thuốc gây tê (từ 6 tuổi trở lên);
+ Drill® trị đau họng (ở trẻ hơn 12 tuổi): xịt 3 lần mỗi ngày.

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.