Menu

FDA cảnh báo về việc sử dụng Azithromycin ở những bệnh nhân mắc bệnh phổi sau phẫu thuật ghép tế bào gốc

Người dịch: SVD5. Đặng Thị Huyền – ĐH Dược Hà Nội

Hiệu đính: DS. Phan Thị Thu – Khoa Y Dược, ĐH Thành Đô

Nguồn: https://www.uspharmacist.com/article/fda-warns-about-azithromycin-for-poststem-cell-transplant-lung-condition

 

Việc ghép tế bào gốc để kéo dài cuộc sống ở một số bệnh nhân ung thư có nguy cơ gây ra các vấn đề về phổi.

Cho ví dụ, Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Fred Hutchinson ở Seattle ước tính có khoảng 30% đến 60% bệnh nhân ghép tế bào gốc tạo máu gặp phải vấn đề về phổi sau khi cấy ghép. Các vấn đề này bao gồm: nhiễm trùng, như nhiễm aspergillus hoặc cytomegalovirus (CMV), hoặc các vấn đề không liên quan đến nhiễm trùng như hội chứng viêm tiểu phế quản tắc nghẽn (BOS) và viêm tiểu phế quản tắc nghẽn vớiviêm phổi tổ chức hóa (BOOP).

Hiện nay, FDA cảnh báo không nên kê đơn dài hạn đối với kháng sinh azithromycin, tên biệt dược là Zithromax và Zmax, để dự phòng BOS ở bệnh nhân ung thư máu hoặc u lympho đã trải qua một lần ghép tế bào gốc.

FDA đưa ra các kết quả của một thử nghiệm lâm sàng cho thấy sự gia tăng tỷ lệ tái phát ung thư máu, u lympho và nguy cơ tử vong cao hơn. Cơ quan này khẳng định đang xem xét thêm các nguồn dữ liệu khác và sẽ thông báo kết luận cũng như các khuyến cáo của họ khi hoàn thành việc xem xét.

Viêm nhiễm và có sẹo đường thông khí trong phổi là nguyên nhân gây BOS, dẫn đến khó thở nghiêm trọng và ho khan. Các công ty sản xuất biệt dược có Azithromycin đang cung cấp   thư ‘Gửi các nhân viên y tế’ về vấn đề an toàn để các bác sĩ những người điều trị cho các bệnh nhân trải qua phẫu thuật ghép tế bào gốc.

Nghiên cứu được FDA chỉ ra là Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng ALLOZITHRO, tiến hành trên 465 bệnh nhân. Kết quả nghiên cứu được công bố trên JAMA vào năm ngoái xác định sự sống 2 năm mà không có suy giảm lưu lượng khí thở ở nhóm bệnh nhân sử dụng azithromycin thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm dùng giả dược (tỷ số rủi ro HR = 1.3). Thực tế, thử nghiệm này đã kết thúc sớm do nguy cơ tái phát bệnh lý về máu, một biến cố bất lợi không được xác định trước, tăng đáng kể ở nhóm bệnh nhân sử dụng azithromycin.

Azithromycin đã được đưa ra thị trường hơn 25 năm nhưng vẫn chưa được FDA chấp thuận cho sử dụng để dự phòng hội chứng viêm tiểu phế quản tắc nghẽn.

Thực tế, FDA nhấn mạnh hiện chưa có kháng sinh nào hiệu quả trong việc dự phòng hội chứng viêm tiểu phế quản tắc nghẽn, vì vậy các bác sĩ không nên chỉ định azithromycin dài hạn để dự phòng ở những bệnh nhân có ghép tế bào gốc.

Cơ quan này cũng khuyến cáo các bệnh nhân đã ghép tế bào gốc không được tự ý ngừng sử dụng azithromycin khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ.

Thử nghiệm ALLOZITHRO đã bị ngừng sau khoảng 13 tháng kể từ khi có 480 bệnh nhân hoàn thành đăng ký do tỷ lệ tái phát ung thư và tử vong tăng ngoài ý muốn ở nhóm bệnh nhân có sử dụng azithromycin.

Cụ thể, số bệnh nhân tái phát ung thư là 77 (32.9%) ở nhóm sử dụng azithromycin so với 48 (20.8%) ở nhóm dùng giả dược. Tổng cộng có 95 bệnh nhân tử vong trong nhóm sử dụng azithromycin so với 66 bệnh nhân ở nhóm dùng giả dược. Tỷ lệ sống sót sau 2 năm là 56.6% ở nhóm bệnh nhân sử dụng azithromycin so với 70.1% ở nhóm dùng giả dược

Trong những tháng thử nghiệm đầu tiên, tỷ lệ tử vong là như nhau giữa các bệnh nhân sử dụng azithromycin.

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.